Chi 2000 tỷ làm đường dẫn cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

GD&TĐ - TP.HCM dự kiến chi 2.000 tỷ đồng làm đường dẫn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trên địa bàn. 

Chi 2000 tỷ làm đường dẫn cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

Theo ý kiến mới đây của UBND TP.HCM về phương án thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, thành phố dự kiến chi 2.000 tỷ đồng để làm đường dẫn cao tốc trên địa bàn.

Đây là tuyến cao tốc được quy hoạch dài 69 km, nối TP.HCM với hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Hiện Quốc lộ 13 là tuyến kết nối TP.HCM đi Bình Dương để đi Bình Phước bị quá tải. Do đó, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sau khi hoàn thành sẽ giảm tải cho tuyến đường này.

Theo đó, điểm đầu đường cao tốc kết nối với đường Vành đai 3 TP.HCM (thuộc Bình Dương), phù hợp với quy hoạch được duyệt. Từ Vành đai 3, tuyến sẽ có đường dẫn kết nối vào đường Vành đai 2 TP.HCM (thuộc địa phận TP Thủ Đức, TP.HCM) dài khoảng 9 km, bắt đầu tại nút giao Gò Dưa, chạy dọc theo tỉnh lộ 43 khoảng 800 m, rồi rẽ phải theo đường tỉnh 743 sang Bình Dương.

Với đoạn tuyến kết nối từ đường Vành đai 2 (nút giao thông Gò Dưa) đến đường Vành đai 3 không thuộc quy hoạch đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Do vậy, đoạn đường dẫn kết nối cao tốc sẽ chia thành hai đoạn. Trong đó đường tỉnh ĐT 743 thuộc tỉnh Bình Dương đã được đầu tư khoảng 7,15 km, mặt cắt ngang 36-3,5 m, lộ giới quy hoạch 60 m.

Còn đối với đoạn trên địa bàn TP.HCM có chiều dài 1,65 km, UBND TP.HCM đưa ra phương án bắt đầu hướng tuyến từ nút giao Gò Dưa đi dọc theo tỉnh lộ 43 (thuộc TP Thủ Đức) khoảng 800 m, rồi rẽ phải theo đường tỉnh ĐT 743.

Theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 69 km.

Trong đó, đoạn qua TP.HCM khoảng 1,65 km, đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 60 km, đoạn qua tỉnh Bình Phước 7,15 km. Dự kiến trước năm 2030, dự án sẽ hoàn thành.

TP.HCM dự kiến chi 2.000 tỷ đồng làm đường dẫn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trên địa bàn. (Ảnh minh họa)

TP.HCM dự kiến chi 2.000 tỷ đồng làm đường dẫn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trên địa bàn. (Ảnh minh họa)

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng, với vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Nếu được thông qua, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Theo quy hoạch được phê duyệt, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành bao gồm hai đoạn tuyến. Đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM).

Đoạn tuyến thứ hai có điểm đầu (Km8+600, tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Với vai trò kết nối ba tỉnh thành Bình Phước, Bình Dương và TPHCM, dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có nhiều ý nghĩa trong việc tăng cường kết nối, rút ngắn thời gian di chuyển giữa khu kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên.

Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được đánh giá là tuyến đường huyết mạch, thúc đẩy kết nối liên vùng. Trước đó, tháng 5/2023, tỉnh Bình Dương có công văn kiến nghị Thủ tướng về phương thức, phương án đầu tư cao tốc.

Theo đó, Bình Dương kiến nghị làm cơ quan có thẩm quyền đầu tư đoạn dài 45,6 km (từ vành đai 3 TP HCM đến ranh giới tỉnh Bình Dương và Bình Phước).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.