Cháy rừng thông hơn 30 năm tuổi gần lăng vua Khải Định tại Huế

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng xảy ra tại rừng thông tối 8/7.

Cháy rừng thông hơn 30 năm tuổi gần lăng vua Khải Định tại Huế

Vị trí khu vực rừng thông bị cháy cách lăng vua Khải Định khoảng 500 mét. Đây là rừng thông do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý.

Ngọn lửa bốc lên dữ dội ở vùng rừng thông nhựa hơn 30 năm tuổi. Phát hiện đám cháy, nhiều người dân thôn Kim Sơn cùng nhau dập lửa cứu rừng.

chay rung thong hon 30 nam tuoi gan lang vua khai dinh tai hue hinh 1
Hiện trường vụ cháy.

Hợn 30 cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Lâm nghiệp Tiền Phong phối hợp với lực lượng chức năng khống chế đám cháy. Các phương tiện chuyên dụng cũng được huy động đến hiện trường chữa cháy.

Đến khoảng 20h cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế được ngọn lửa nhưng khoảng 3ha rừng thông đã bị thiêu rụi. Trước đó, vào ngày 28/6, tại thị xã Hương Thủy và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xảy ra 3 vụ cháy rừng lớn tại phường Thủy Châu, Phú Bài, Thủy Phương và phường Hương Hồ, gây thiệt hại hơn 163ha rừng.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế cho biết: Trước nguy cơ cháy rừng do nắng nóng kéo dài, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh rà soát lại toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác phòng chống cháy rừng: "Nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng ngoài đạn lân tinh gây nỗ, nguyên nhân chính là do đốt  thực bì của bà con. Chúng tôi đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trong bà con, đặc biệt chỉ cấp phép đốt thực bì khi thời tiết an toàn, nhiệt độ trên 36 độ, ở cấpdự báo cháy rừng trên cấp 3 thì nghiêm cấm xử lý thực bì và dùng lửa ở trong rừng".

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.