Người giàu châu Á không còn 'đổ tiền' du học phương Tây

GD&TĐ - Thay vì gửi con đi học tại Mỹ hay châu Âu, các gia đình giàu có tại châu Á đang lựa chọn trường đại học đạt thứ hạng cao trong khu vực.

Giới nhà giàu châu Á muốn con học tại các trường tốt trong khu vực.
Giới nhà giàu châu Á muốn con học tại các trường tốt trong khu vực.

Bà Winnie Qian Peng, làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Trung Quốc, cho biết: “Trong một thời gian dài, châu Á đã thua xa Mỹ nhưng bây giờ thì không. Mọi người coi châu Á là môi trường tốt để học tập và làm việc bởi vì đó có thể là động lực tăng trưởng trong tương lai”.

Các trường đại học hàng đầu Mỹ và Anh vẫn được nhiều gia đình giàu có Trung Quốc lựa chọn làm điểm đến du học đại học và sau đại học. Nhưng một bộ phận gia đình giàu có khác muốn con theo học trường trong khu vực được các tổ chức giáo dục quốc tế xếp hạng cao.

Ví dụ, Hồng Kông có 5 trường lọt top 100 trường đại học hàng đầu thế giới theo QS, trong khi Trung Quốc đại lục sở hữu 5 trường khác như Thanh Hoa, Bắc Kinh. Singapore có 2 trường là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.

Chuyên gia Peng lưu ý số đơn đăng ký chương trình Thạc sĩ Khoa học Tài chính tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông trong năm 2023 đã tăng gấp đôi so với mức trước đại dịch, trong đó nhiều ứng viên đến từ các gia đình khá giả ở Trung Quốc.

Hay tại Malaysia, vào năm 2020, hơn 51 nghìn sinh viên nước ngoài đã đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng Malaysia, tăng từ 40 nghìn người vào năm 2021 và 30 nghìn người vào năm 2020. Hơn 50% sinh viên lựa chọn học cao học với đơn đăng ký học tiến sĩ tăng gần gấp đôi trong 2 năm còn nhu cầu học thạc sĩ tăng gấp 3 lần.

“Tại các trường tốt ở châu Á, sinh viên hiện nay có nhiều điểm chung như xuất thân từ gia đình giàu có, quen biết nhau từ nhỏ, thành tích học tập tốt... do được đầu tư giáo dục từ sớm. Điều này trở thành một sự kết nối mang lại môi trường học tập chất lượng, lành mạnh”, bà Peng chỉ ra lý do phụ huynh châu Á muốn con học tập trong nước.

Ngoài ra, căng thẳng Mỹ - Trung khiến nhiều sinh viên Trung Quốc gặp khó khăn khi du học Mỹ, thúc đẩy họ chuyển sang học tại Hồng Kông, Singapore. Bên cạnh đó, các trường đại học Nhật Bản, Hàn Quốc đang trên đà phát triển. Nhiều trường lọt tốp đại học tốt trong các bảng xếp hạng thế giới nhưng yêu cầu đầu vào không quá khắt khe.

Ông Chi-man Kwan, Giám đốc điều hành văn phòng đa quốc gia Raffles Family Office, cho biết, khi tìm nơi du học cho con, phụ huynh giàu có thường dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Trong xu hướng hiện nay, họ tìm cách mở rộng sang Đông Nam Á nên Singapore là môi trường giáo dục lý tưởng. Bên cạnh đó, giới nhà giàu ưu tiên Singapore vì họ muốn con cái có quyền cư trú, quốc tịch của một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực.

Hơn nữa, nền kinh tế các quốc gia châu Á đang phát triển mạnh mẽ. Việc học tập không chỉ là cơ hội trau dồi kiến thức, mà còn là cơ hội làm việc trong môi trường cạnh tranh, ưu tú.

Còn tại Hàn Quốc, số lượng sinh viên quốc tế đã đạt mức cao kỷ lục tính đến tháng 4/2022. Kết quả trên đạt được một phần nhờ các biện pháp hạn chế toàn cầu vì dịch Covid-19 được nới lỏng. Số lượng sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc bao gồm sinh viên đại học, sau đại học, học ngôn ngữ và chương trình không cấp bằng.

Theo FT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.