Châu Âu cần giải pháp mạnh để thoát Mỹ về LNG

GD&TĐ - Châu Âu có lẽ đang hài lòng với cách giải quyết vấn đề khí đốt Nga, nhưng mọi việc vẫn chỉ trong ngắn hạn.

Châu Âu cần giải pháp mạnh để thoát Mỹ về LNG

Liên minh châu Âu rõ ràng đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng, tuy nhiên những quyết định ngắn hạn và đáng nghi vấn có thể gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trong tương lai, tờ Financial Times (FT) đưa ra nhận định nói trên.

Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhận được đã giúp thay thế gần 10% nguồn cung cấp khí đốt trước đây chảy vào EU từ Nga qua đường ống.

Phương pháp này giúp tăng nguồn cung thay thế, nhưng lại đẩy giá nhiên liệu xanh lên mức kỷ lục 3.000 nghìn euro vào tháng 8/2022.

Bây giờ, mức giá đã giảm xuống gần như cũ tuy vậy đây vẫn là một vấn đề đối với EU. Châu Âu đang mất dần sức hấp dẫn với tư cách là người mua dễ tính đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng năng lượng mà châu Âu lo sợ vào hai mùa đông trước đã không thành hiện thực nhờ sự kết hợp của các chính sách năng lượng chưa từng có như cắt giảm nhu cầu và cả vận may.

Xét về cả khối lượng lưu trữ và giá cả, EU hiện đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với những gì giới chuyên môn có thể tưởng tượng vào thời điểm chỉ một năm trước.

Châu Âu đang phụ thuộc khí tự nhiên hóa lỏng thay vì khí đốt đi theo đường ống từ Nga.

Châu Âu đang phụ thuộc khí tự nhiên hóa lỏng thay vì khí đốt đi theo đường ống từ Nga.

Nhưng điều này không có nghĩa là châu Âu an toàn. Phản ứng ngắn hạn trước cuộc khủng hoảng có thể tạo ra những thách thức lớn hơn cho khối trong tương lai, bao gồm sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường LNG đầy biến động, với những tác động đến khả năng cạnh tranh công nghiệp cũng như quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Nói cách khác, châu Âu đã được cứu, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn và phải trả giá bằng những hy sinh to lớn; trong một vài năm nữa, việc giải cứu châu Âu sẽ dẫn đến những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn.

Theo các chuyên gia, để tránh điều này, cần phải tận dụng thời gian tạm lắng của thị trường năng lượng càng nhanh càng tốt và cố gắng giải quyết vấn đề mà cho đến gần đây dường như vẫn chưa triệt để.

Với những gì diễn ra, có lẽ cần đòi hỏi một bước đi táo bạo khác từ châu Âu - thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ, giống như EU đã mạnh dạn đoạn tuyệt với nhiên liệu thô từ Liên bang Nga.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km giúp Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc.

Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.