Các quốc gia kém thân thiện với Nga gần đây đã gọi Biển Baltic là “hồ NATO”, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp hướng tới mục tiêu khống chế việc vận tải hàng hóa tới Kaliningrad.
Ví dụ, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang nói về nguy cơ giao thông vận tải không được kiểm soát bởi họ - đó là sự di chuyển của các tàu dọc theo bờ biển châu Âu, từ Syria đến lãnh thổ Nga và quay trở lại.
Truyền thông phương Tây đưa tin, cơ quan tình báo các nước nghi ngờ Liên bang Nga đang tiến hành hoạt động trung chuyển vũ khí và dầu mỏ.
Nhưng điều này không bị luật pháp quốc tế cấm và dĩ nhiên khiến họ rất khó chịu, đặc biệt khi không thể đưa ra bằng chứng về hoạt động phi pháp của người Nga.
Phương Tây muốn chặn việc cung cấp hàng hóa cho Kaliningrad cả bằng đường bộ, đường sắt và đường biển. |
Trước tình hình trên, báo chí Nga nhận xét, tự do hàng hải chỉ là những từ ngữ đẹp đẽ mà phương Tây cố gắng sử dụng theo ý mình nhằm gây hại cho Liên bang Nga.
Đối phương thậm chí đã tự quyết định các vấn đề liên quan đến môi trường, và họ giải thích theo nhận định hoàn toàn chủ quan, có lợi cho mình.
Đã có tuyên bố rằng các tàu trung chuyển hàng hóa ở Biển Baltic sẽ phải chịu những lệnh trừng phạt hạn chế, sau đó chúng sẽ không được phép vào vùng nước quy định.
Như vậy, việc vi phạm trắng trợn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế ở phương Tây đã không khiến ai bận tâm, bởi vì họ thực sự muốn làm theo ý mình.
Liệu sẽ có những biện pháp thù địch sẽ được thực hiện đối với tàu hoặc hàng hóa của Nga ở vùng Baltic, cũng như việc phong tỏa đối với vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad hay không, tất cả sẽ trở nên rõ ràng trong tương lai gần.
Tuy nhiên các bước trả đũa mà Moskva thực hiện cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, thể hiện qua việc Nga khẳng định bước đi mà NATO thực hiện là đi ngược mọi thỏa thuận trước đó, vì vậy Điện Kremlin có quyền đáp trả cứng rắn thông qua sức mạnh quân sự.
90 nghìn binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ngay gần lãnh thổ Nga. |