Bên cạnh đó, nếu giám khảo chi tiết hóa điểm số so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm.
Theo PGS.TS Đặng Thanh Toán (Giảng viên khoa Lịch sử - ĐH Sư phạm Hà Nội), hướng dẫn chấm mở, yêu cầu người chấm cũng thực sự có tư tưởng mở.
Ví dụ, với câu 1 (ý b), tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và trình bày tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là độc lập và tự do.
Ý này, học sinh có thể nêu tư tương cốt lõi như sách giáo khoa, nhưng cũng có thể nói: "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố hàng đầu, cốt lõi, vì có Đảng lãnh đạo thì mới có thành công.
"Điều quan trọng là giải thích vì sao đó là tưởng cốt lõi?“ - PGS Đặng Thanh Toán bày tỏ.
Bên cạnh đó, nếu ý này, thí sinh vận dụng giải quyết vấn đề biển Đông; hay vận dụng phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” nên khuyến khích cộng điểm
Với câu 2 yêu cầu phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), thầy Đặng Thanh Toán cho rằng, nếu học sinh nêu nguyên nhân chủ yếu là sự lãnh đạo của Đảng thì nên cộng điểm.
Nhận định đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT đã ra theo hướng mở, không bắt học sinh nhớ máy móc sự kiện, năm tháng, dữ liệu, PGS Đặng Thanh Toán nêu quan điểm:
Hướng mở là cho học sinh tự nêu vấn đề theo hiểu biết của các em và phát huy trí sáng tạo. Kỳ tuyển sinh ĐH tới đây cũng cần có phần mở như vậy để cho học sinh tự suy luận, nếu hợp lý thì cho điểm, không nhất thiết phải đúng như sách giáo khoa.
"Ở nước Mĩ, trong một đề thi Sử, có câu hỏi: Nếu em là Tổng thống Truman, có ra lệnh ném bom nguyên tử không? Hoặc vì sao Mĩ thất bại trong chiến tranh Việt Nam?" - PGS Đặng Thanh Toán đưa ví dụ.