Cha mẹ làm ngay điều này trước khi bộc lộ sự tức giận với con cái

GD&TĐ - Cảm xúc tức giận là bình thường trong cuộc sống, nhưng sự tức giận không kiểm soát của cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến con.

Sự tức giận của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và tự đổ lỗi cho bản thân. (Ảnh: ITN).
Sự tức giận của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và tự đổ lỗi cho bản thân. (Ảnh: ITN).

Không ít trường hợp cha mẹ thể hiện sự tức giận của mình bằng cách mất bình tĩnh, la mắng con cái hoặc bạo hành về thể chất, lời nói hoặc cảm xúc.

Cha mẹ thường cảm thấy tức giận vì nhiều lý do như cảm thấy mệt mỏi, phải giải quyết các trách nhiệm và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tất cả những điều này đều có thể khiến cha mẹ khó giữ kiên nhẫn hơn.

Chiến lược đối phó sẽ giúp các bậc cha mẹ kiểm soát cơn giận và phản ứng với các tác nhân một cách bình tĩnh.

Sự tức giận ảnh hưởng thế nào đến con cái?

Sự tức giận của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và tự đổ lỗi cho bản thân, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của chúng. Lớn lên trong môi trường tràn ngập sự tức giận là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tâm thần trong cuộc sống sau này của trẻ.

Sự tức giận của cha mẹ thậm chí có thể dẫn đến việc lạm dụng tình cảm bằng lời nói đối với trẻ. Nếu cha mẹ nói những điều tổn thương với con vì tức giận, đứa trẻ có thể nghĩ đó là lỗi của mình và nảy sinh cảm giác vô dụng.

Trẻ em thường phản ứng trước sự tức giận của cha mẹ bằng hành vi tiêu cực, thô lỗ hoặc hung hăng. Chúng cũng có thể bị ốm, xa lánh người khác hoặc mắc chứng khó ngủ.

Nếu sự tức giận biến thành bạo lực thể xác, nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho trẻ. Trừng phạt trẻ về mặt thể chất cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chúng sau này trong cuộc sống: hành vi chống đối xã hội, hiếu chiến, lòng tự trọng thấp, vấn đề sức khỏe tâm thần, mối quan hệ tiêu cực,...

Lý do cha mẹ tức giận với con cái

Cha mẹ thường cáu giận khi đang bận làm việc nhà.
Cha mẹ thường cáu giận khi đang bận làm việc nhà.

Cha mẹ có thể cảm thấy tức giận khi ở cạnh con cái vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do họ phải gánh vác những trách nhiệm và yêu cầu quan trọng, bao gồm: Chăm sóc các thành viên trong gia đình, đang làm việc, quản lý tài chính gia đình, làm việc nhà, chạy việc vặt,...

Tất cả những điều trên làm cha mẹ cảm thấy căng thẳng hoặc choáng ngợp, khiến họ dễ mất kiên nhẫn và trở nên tức giận.

Một số nguyên nhân là do trẻ em có thể không hợp tác hoặc không làm theo yêu cầu của cha mẹ, cư xử thô lỗ với cha mẹ hoặc người khác. Những hành vi này gây ra sự tức giận ở cha mẹ.

Cũng có trường hợp cha/mẹ cảm thấy tức giận vì bạn đời hoặc người lớn khác trong gia đình. Ví dụ, mọi người có thể không đồng ý với nhau về phong cách nuôi dạy con cái, kỷ luật hoặc công việc nhà.

Các bậc cha mẹ cũng có thể cảm thấy thất vọng hoặc tức giận nếu họ phải chịu những áp lực khác, chẳng hạn như căng thẳng liên quan đến công việc, mất ngủ, mệt mỏi, bệnh về thể chất hoặc tinh thần, vấn đề về tiền bạc. Đáng nói, người mẹ cũng có thể trải qua cơn trầm cảm sau khi sinh do thiếu ngủ, cuộc sống bị đảo lộn,...

Kỹ năng và chiến lược kiểm soát cơn giận

Một trong những bước đầu tiên để kiểm soát cơn giận là nhận biết các dấu hiệu của sự tức giận, bao gồm:

- Cảm thấy kích động, khó chịu, gắt gỏng hoặc căng thẳng.

- Căng hoặc siết chặt các cơ, chẳng hạn như cơ ở hàm, vai hoặc tay.

- Bụng quằn quại hoặc căng cứng.

- Thở nhanh hơn.

- Đổ mồ hôi.

- Có những suy nghĩ tiêu cực.

Một khi chúng ta nhận ra dấu hiệu của sự tức giận, chúng ta có thể thực hiện các bước để bình tĩnh và ngăn mình bộc lộ sự tức giận với con cái.

- Giải thích cho trẻ rằng cha mẹ đang bắt đầu cảm thấy tức giận và cần tránh xa vài phút để bình tĩnh lại.

- Tập trung vào việc hít thở sâu và lặp lại điều này cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn.

- Đếm chậm đến 10 và lặp lại điều này cho đến khi cảm thấy bình tĩnh.

- Tắm nước ấm để thư giãn cơ thể.

- Ra ngoài đi bộ để hít thở không khí trong lành.

- Tìm một không gian yên tĩnh để ở một mình.

- Tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất, chẳng hạn như chạy bộ, làm vườn, dọn dẹp hoặc làm việc nhà.

- Thực hiện một hoạt động mà bạn thấy nhẹ nhàng, chẳng hạn như vẽ tranh, nghe nhạc hoặc đọc sách.

Theo medicalnewstoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.