Cha mẹ đồng hành cùng con trong thời đại số

GD&TĐ - Trường TH&THCS FPT Đà Nẵng tổ chức hội thảo 'Nuôi con trong thời công nghệ số' với sự tham gia của 350 phụ huynh trên địa bàn TP.

Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.
Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.

Hội thảo có sự đồng hành của diễn giả Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT.

Hội thảo đã thu hút hơn 350 phụ huynh trên địa bàn thành phố tham dự. Chương trình nhằm mang đến cho phụ huynh những góc nhìn bao quát về các xu thế giáo dục hiện đại, những nhu cầu thực tế từ xã hội, trải nghiệm học tập ở FPT Schools. Từ đó, quá trình đồng hành, hỗ trợ con trong thời đại công nghệ số cũng trở nên hiệu quả hơn.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, thế hệ Gen Alpha sẽ dành từ 6-10 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Không gian số không còn đơn thuần là giải trí mà sẽ thực sự trở thành cuộc sống gắn liền với mỗi em học sinh. Song, công nghệ lại có những mặt trái tác động tiêu cực và tích cực phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng.

Cô Nguyễn Thị Kiều Ngân, Giám đốc Khối TH&THCS FPT Đà Nẵng.

Cô Nguyễn Thị Kiều Ngân, Giám đốc Khối TH&THCS FPT Đà Nẵng.

Trong giáo dục, công nghệ tạo ra nhiều cơ hội giúp học sinh tiếp cận, truy cập tài nguyên giáo dục, phát triển kỹ năng,… Tuy nhiên cũng có những tác động tiêu cực khi học sinh ở trong độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lí tuổi dậy thì.

Theo ông Tiến, chat GPT “lên ngôi” có thể dễ dàng thay các con làm mọi bài tập toán, văn, mĩ thuật,… chỉ trong 15 giây. Điều này giúp các con “đối phó” với thầy cô, ba mẹ một cách nhanh chóng nhưng điểm mấu chốt là con sẽ không học được gì.

“Chúng ta đều nhận ra, thế giới đã nhìn AI rất khác. Nhiều nhà quản lý, đặc biệt những người trong lĩnh vực công nghệ, cảm thấy choáng váng vì chứng kiến sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo. Thế nên nếu ai vẫn còn tâm lý e ngại AI thì càng thụt lùi và dễ bị AI đào thải. Chính vì vậy, cùng với nhà trường, phụ huynh học sinh thời công nghệ số phải có hiểu biết về công nghệ và an toàn không gian mạng để cùng con sử dụng đúng, hiệu quả, không bị chi phối bởi trí tuệ nhân tạo”, ông Tiến nói và khẳng định, hệ thống phổ thông FPT sẽ là trường học đầu tiên “dạy” phụ huynh về vấn đề này.

Theo ông Tiến, đến năm 2027, khi tuyển dụng, các công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên phải thành thạo thêm trí tuệ nhân tạo và big data. Đồng thời, tiếng Anh sẽ không còn là một ngoại ngữ mà là ngôn ngữ cần thiết và bắt buộc. Đặc biệt, năng lực tư duy và năng lực phản biện cũng là yêu cầu bắt buộc ở mỗi ứng viên.

“Để trang bị cho học sinh trước những yêu cầu này, thay vì cố gắng đào tạo người học trở thành những học sinh ngoan ngoãn và cố gắng trong học tập, nhà trường phải trang bị cho học trò có tư duy độc lập và năng lực phản biện để có thể phản biện lại mọi thứ bằng tư duy, logic. Những học trò tự tin vào giá trị bản thân, dám thể hiện ý kiến, lí tưởng của mình”, ông Tiến chia sẻ và cho rằng, giáo dục cũng phải chuyển dần từ 1 chiều sang 5 chiều gồm nhà trường, gia đình, xã hội, tự học và trí tuệ nhân tạo.

Để đồng hành cùng con trong thời đại số, ông Tiến cho biết, bố mẹ ông bà hãy cam kết không dùng bất kì một thiết bị công nghệ nào trong bữa ăn tối và bắt đầu câu chuyện bằng câu hỏi “món ăn hôm nay có ngon không?”. Đồng thời, hãy cùng con đọc sách nhiều hơn. Ngoài ra, bất kì bộ phim nào hãy bắt đầu xem cùng con với phụ đề tiếng Anh.

Phụ huynh thích thú dõi theo bài nói chuyện của diễn giả tại chương trình.

Phụ huynh thích thú dõi theo bài nói chuyện của diễn giả tại chương trình.

Cô Nguyễn Thị Kiều Ngân - Giám đốc Khối TH&THCS FPT Đà Nẵng cho biết, bên cạnh việc đảm bảo phân phối chương trình đào tạo do Bộ GD&ĐT quy định, FPT Schools tự tin mang lại những khác biệt nhằm tăng cơ hội trải nghiệm và giúp học sinh phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, sự năng động, sáng tạo trong xã hội 4.0.

“Hệ thống Trường Phổ thông FPT đã nghiên cứu phát triển và đưa kiến thức về AI, robotics, công nghệ và tin học vào chương trình “Trải nghiệm Thế giới Thông minh”, áp dụng trong toàn hệ thống ngay từ lớp 1. Trong “Trải nghiệm thế giới thông minh”, học sinh được học về AI và Robotics với các thiết bị thông minh của UBTech và VexIQ, cũng như sử dụng các ngôn ngữ lập trình scratch, python, các công cụ thiết kế đồ họa, in 3D… để phối hợp thực hiện các dự án gắn liền với cuộc sống”, cô Kiều Ngân chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.