Học sinh THPT miền Trung tranh tài trong giải đấu Robotics tại ĐH FPT Đà Nẵng

GD&TĐ - Vietnam Open Robotics Challenge 2023 (VORC 2023) là chương trình đào tạo, thực hành và thi đấu về robotics miễn phí dành cho học sinh THPT cả nước.

Học sinh THPT miền Trung tranh tài trong giải đấu Robotics tại ĐH FPT Đà Nẵng.
Học sinh THPT miền Trung tranh tài trong giải đấu Robotics tại ĐH FPT Đà Nẵng.

Ngày 6/1, Phân hiệu Trường Đại học FPT Đà Nẵng tổ chức cuộc thi Robot dò đường tự động - thuộc khuôn khổ vòng Thử thách Vietnam Open Robotics Challenge 2023.

Cuộc thi nhằm góp phần khơi dậy phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật cho các em học sinh.

Các đội thi đến từ các trường THPT trên địa bàn miền Trung tranh tài gay cấn tại cuộc thi Vietnam Open Robotics Challenge do Đại học FPT tổ chức.
Các đội thi đến từ các trường THPT trên địa bàn miền Trung tranh tài gay cấn tại cuộc thi Vietnam Open Robotics Challenge do Đại học FPT tổ chức.

Vietnam Open Robotics Challenge 2023 (VORC 2023) là chương trình đào tạo, thực hành và thi đấu về robotics miễn phí dành cho học sinh THPT trên cả nước nhằm chia sẻ kiến thức công nghệ, tạo cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với các nền tảng thiết kế và phát triển ý tưởng về robotics, đồng thời nâng cao kỹ năng, năng lực của bản thân.

Các đội dự thi.
Các đội dự thi.

Nhờ nỗ lực hết mình và đạt được thành tích tốt tại vòng Đào tạo, Top 16 đội xuất sắc thuộc điểm cầu Đà Nẵng chính thức bước vào cuộc đua tài vòng Thử thách diễn ra vào ngày 6/1. Các đội cần phải thiết kế robot có chế độ dò đường và tự động di chuyển theo sa hình có sẵn với thời gian ngắn nhất, ít lỗi sai nhất dựa trên bộ KIT robot được cấp bởi Ban tổ chức.

Cổ động viên hồi hộp theo dõi hành trình của các đội thi.
Cổ động viên hồi hộp theo dõi hành trình của các đội thi.

Vòng Thử thách thi đấu trực tiếp tại điểm cầu Đà Nẵng đã trải qua 2 vòng bao gồm: vòng bảng và vòng chung kết. Ở vòng bảng, thông qua hình thức bốc thăm, 16 đội được chia thành 4 bảng đấu: A, B, C, D. Các đội lần lượt thi đấu 2 lần với thời gian tối đa mỗi lượt là 2 phút 30 giây, lấy thời gian chạy ngắn nhất trong 2 lượt làm thành tích cuối cùng để xác định 8 đội được tham gia vòng chung kết.

Bên cạnh việc tiếp tục thi đấu xếp hạng, 8 đội sẽ tham gia phỏng vấn kín với Hội đồng Ban Giám khảo để đánh giá và tuyển chọn đội nhận giải Inspire Award (giải Truyền cảm hứng) sẽ được tài trợ chi phí cho toàn bộ thành viên đại diện và hỗ trợ bộ KIT robot trong quá trình tham gia giải đấu FIRST® Tech Challenge Vietnam tại Hà Nội.

Các thành viên “vỡ oà" khi xe tự hành của đội thành công cán đích.
Các thành viên “vỡ oà" khi xe tự hành của đội thành công cán đích.

Đại diện đội LQĐ-Piogineers của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) - bạn Khánh Vân chia sẻ: “Đến với vòng Thử thách VORC tại điểm cầu Đà Nẵng, LQĐ-Piogineers luôn kỳ vọng sẽ thể hiện được hết mình và xứng đáng với bao nỗ lực của đội đã bỏ ra trong thời gian qua. Mặc dù vào buổi tối trước ngày thi đấu, robot của chúng em đã bị cháy mạch đến tận 2 lần và vừa kịp khắc phục cách thời gian thi đấu chỉ nửa tiếng nhưng sau cùng chúng em hài lòng với những gì đã cống hiến”.

Vòng phỏng vấn kín diễn ra vô cùng hồi hộp, căng thẳng.

Vòng phỏng vấn kín diễn ra vô cùng hồi hộp, căng thẳng.

Trải qua những giờ phút tranh tài căng thẳng, 2 đội nhận được giải thưởng Inspire Award là đội thi của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) và Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên); được tài trợ chi phí cho toàn bộ thành viên và hỗ trợ bộ KIT robot trong quá trình tham gia giải đấu FIRST® Tech Challenge Vietnam tại Hà Nội vào ngày 24/2 tới đây.

Đội thi của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) giành giải Nhì chung cuộc.

Đội thi của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) giành giải Nhì chung cuộc.

Cuộc thi Vietnam Open Robotics Challenge là điểm sáng để Đại học FPT thực hiện sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và ngành Công nghệ Ô tô số nói riêng, đồng thời góp phần thực hiện sứ mệnh “để Giáo dục không nằm ngoài dòng chảy của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

Đại học FPT luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực đào tạo và mong muốn lan tỏa tinh thần đó đến với đông đảo trường THPT trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.