Thầy cô FPT Schools chào đón những 'đồng nghiệp đặc biệt' trước thềm 20/11

GD&TĐ - Hơn 200 phụ huynh học sinh Trường TH&THCS FPT Đà Nẵng đã có dịp “đứng lớp” như những nhà giáo thật sự...

Lớp học sôi nổi của “người thầy đầu tiên” và các bạn học sinh.
Lớp học sôi nổi của “người thầy đầu tiên” và các bạn học sinh.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Trường TH&THCS FPT Đà Nẵng.

Theo đó, tham gia dự án “Người thầy đầu tiên” trong chuỗi hoạt động xoay quanh chủ đề “Teachers for Life”, phụ huynh các lớp sẽ đăng ký “đến lớp cùng con” trong vai trò của “Người thầy”. Tại đây, “người thầy đầu tiên” sẽ tự mình lựa chọn phương pháp, hình thức và nội dung dạy học khác nhau để tổ chức giờ học/hoạt động trải nghiệm cho tất cả các bạn học sinh trong lớp có con mình đang theo học.

Phong phú những “bài giảng đặc biệt”

Chỉ sau thời gian ngắn phát động, dự án đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Phụ huynh các lớp với số lượng đăng kí khổng lồ. Đa dạng phương pháp, nội dung và hình thức thực hiện, hơn 200 “bài giảng đặc biệt” của bố mẹ đã mang đến thật nhiều cảm xúc vui tươi xen lẫn bồi hồi, xúc động cho các em học sinh.

Các chủ đề thú vị được ba mẹ mang đến “bục giảng” từ những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế từ kỹ năng sống đến tâm lý, khoa học thường thức,… Các bộ môn như lớp học đánh Golf, lớp Yoga hay làm bánh, làm các sản phẩm trang trí handmade cũng được những “người thầy đầu tiên” mang đến lớp học.

Mong muốn các con học sinh được trải nghiệm văn hóa và ngôn ngữ của các quốc gia khác trên thế giới, dự án “Người thầy đầu tiên” cũng thu hút nhiều lớp học Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Hàn,... đến các “thầy giáo bố” và “cô giáo mẹ”.

Lần đầu tham gia vào dự án, Phụ huynh em Huỳnh Nguyễn Khánh Nhi, lớp 6A7 đã mang tới những bài học gần gũi về “Đi học thời đó bây giờ”. Với phong cách dí dỏm, chị đã thành công giúp các bạn học sinh hiểu hơn về cuộc sống và sinh hoạt học tập của bố mẹ thời xưa, sự khác nhau về điều kiện, phương pháp học tập bây giờ các bạn đang được thụ hưởng. Nhờ đó, các bạn học sinh biết trân trọng hơn những gì mình đang có để cố gắng phấn đấu học tập và thể hiện bản thân hết mình trong thời gian đến.

Phụ huynh được lắng nghe nhiều chia sẻ, bộc bạch từ con cái.
Phụ huynh được lắng nghe nhiều chia sẻ, bộc bạch từ con cái.

Ngoài ra, nhiều câu chuyện “khó nói” trong mối quan hệ bố mẹ và con cái cũng được Phụ huynh bạn Bảo Vy, lớp 7A1 khơi gợi để các bạn học sinh có cơ hội được bộc bạch, chia sẻ. Bố mẹ vì vậy đã phần nào thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con và trở thành người bạn đồng hành, cùng con vượt qua những bỡ ngỡ, buồn vui, trăn trở trong cuộc sống.

Đặc biệt, với khối lớp 8-9, khối lớp chuẩn bị bước đến một cột mốc mới, nhiều bố mẹ sử dụng tiết học đặc biệt như một cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, tạo động lực cho các bạn học sinh nhiều hơn là “dạy dỗ” một nội dung cụ thể nào đó.

Hình thành “kiềng ba chân” vững chắc trong giáo dục con trẻ

Bên cạnh niềm vui từ việc đứng lớp, tương tác cùng các bạn học sinh, nhiều bố mẹ cũng gặp phải những tình huống khó khăn khi trực tiếp tổ chức và quản lí lớp học. Thông qua hoạt động này, các bố mẹ phần nào thấu hiểu được nỗi vất vả của các thầy cô - những người “gieo mầm” tận tụy qua từng năm tháng.

Chia sẻ sau tiết dạy, Phụ huynh em Quang Bảo lớp 1A10 cho biết bản thân đã được trải nghiệm một buổi học có nhiều sự dễ thương nhưng cũng hiểu rằng làm một giáo viên lớp 1 không hề dễ dàng. Các bạn nhỏ thật sự có “ti tỉ” những vấn đề trong một ngày và cô giáo cần phải giải quyết một cách hợp lý nhất.

“Tụi nhỏ, hễ không làm gì, là lại hoạt động tự do. Rồi cô ơi con bị mất kéo màu hồng, cô ơi ghi câu này thế nào?, thuyền này thả xuống nước nổi được không ạ?,... có quá nhiều câu hỏi mà cô phải giải đáp trong cùng một lúc” mẹ Quang Bảo, lớp 1A10 chia sẻ.

Tương tự, Phụ huynh bạn Jones Evan Kiên - 5A6 gửi lời cảm ơn đến nhà trường vì đã mang đến cho bố mẹ những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy chỉ tham gia vào 1 buổi dạy nhưng cá nhân chị đã cảm thấy “ù ù cạc cạc” rồi. Vậy nên mới thấy các cô giáo đã nỗ lực mỗi ngày như thế nào.

“Khi đứng trên bục giảng, dù vỏn vẹn vài chục phút thôi nhưng mẹ cũng có thể cảm nhận được sự bền bỉ của các thầy cô. Dạy dỗ cho các bạn nhỏ quả là điều không dễ dàng, cần có một trái tim thật sự yêu trẻ, hiểu trẻ mới có thể làm được. Cảm ơn cô Ly, cô Nhung đã dạy dỗ các con rất tốt.” Là lời chia sẻ của Phụ huynh bạn Nguyễn Ngọc Đỗ Quyên - lớp 2A11.

Phụ huynh lớp 2A4 mang đến trường bộ môn “đánh golf”.
Phụ huynh lớp 2A4 mang đến trường bộ môn “đánh golf”.

Nói về dự án “Người thầy đầu tiên”, Cô Nguyễn Thị Kiều Ngân - Giám đốc Khối TH&THCS FPT Đà Nẵng cho biết, mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục mỗi em học sinh. Chính vì vậy, Nhà trường định hướng thường xuyên tổ chức các chương trình “lấy người học làm trung tâm” và xây dựng, củng cố, duy trì sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục con trẻ.

“Không chỉ dự án “Người thầy đầu tiên”, trong năm học nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình kết nối khác nhằm thúc đẩy sự phối hợp của ba nhân tố Gia đình - Nhà trường và Học sinh. Giống như chiếc kiềng ba chân, đơn giản nhưng lại vững chắc và không thể thiếu bất kỳ chân nào”, cô Nguyễn Thị Kiều Ngân chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.