Ông Clifford Hartland qua đời vào ngày 29/7 ở tuổi 101 và vợ ông bà Marjorie 97 tuổi đã đi theo ông 14 giờ sau đó.
Con gái của họ, bà Christine 67 tuổi, cho biết mẹ cô đã “qua đời vì một trái tim tan nát”.
“Chúng tôi nghĩ rằng bố đã chờ mẹ quay trở lại phòng trước khi chết”, Christine nói. “Bà ấy rất buồn và tôi nói với bà hãy suy nghĩ về khoảng thời gian hạnh phúc mà bố mẹ đã chia sẻ cùng nhau. Rồi bà ấy chìm vào giấc ngủ rồi qua đời”.
“Đó là một câu chuyện tình yêu hoàn hảo. Bố mẹ tôi đã rất hạnh phúc, họ không bao giờ phải sống mà không có nhau”.
Cặp vợ chồng đã gặp nhau ở Cardiff (xứ Wales) trước chiến tranh thế giới thứ 2 và kết hôn năm 1938.
Clifford Harland 101 tuổi và vợ Marjorie 97 tuổi chết cách nhau 14 giờ trong lễ kỷ niệm 76 ngày cưới của họ
Nhưng chuyện tình của họ đã gặp trắc trở khi Clifford, một xạ thủ của trung đoàn pháo binh hoàng gia, được gửi đến Singapore vào ngày 1/10/1941.
Khi trung đoàn của ông đầu hàng Nhật Bản vào năm 1942, Clifford là một trong bốn người sống sót và ông bị buộc phải làm việc như một tù nhân chiến tranh trên tuyến đường sắt Thái Lan – Miến Điện. Điều kiện sống ở đó rất khắc nghiệt và có 13.000 tù nhân đã chết và được chôn cất dọc theo tuyến đường.
Bà Christine kể: “Tôi không biết làm thế nào bố sống sót, tôi nghĩ chủ yếu là do may mắn và quyết tâm. Có 700 người đàn ông trong trung đoàn của ông đi chiến đấu nhưng chỉ có bốn người trở lại. Bố là người cuối cùng chết trong trung đoàn của ông”.
“Năm 1942, mẹ nhận được thư của đại tá trung đoàn nói rằng cha đã mất tích và được cho là đã chết. Bà đã có đủ giấy tờ để đòi lương hưu của một góa phụ.
Thế nhưng mẹ tôi hoàn toàn không chịu tin vào điều đó. Vào thời điểm đó, bà đã nhập ngũ để làm việc trong một nhà máy dù ở vịnh Cardiff. Bà ghét nơi này, nó rất dơ bẩn và chuột bị nhiễm khuẩn”.
“Mỗi ngày trên đường đi làm, mẹ đều đi vào nhà thờ để cầu nguyện mong bố sẽ trở về. Mẹ sống mà không có bố cạnh bên trong 4 năm nhưng mẹ không bao giờ tin rằng bố đã chết”.
Clifford đã bị tra tấn tàn nhẫn, bị bỏ đói và làm việc đến kiệt sức tại Nhật Bản. Ông bị buộc phải đi bộ hàng dặm mỗi ngày qua đầm lầy đầy đỉa. Vượt qua điều kiện sống đầy khắc nghiệt, ông Clifford đã may mắn sống sót và trở về nhà.
Ông Clifford xuất ngũ vào năm 1945 và Christine đứa con duy nhất của hai vợ chồng đã được sinh ra một năm sau đó. Gia đình chuyển đến Hipswell ở Wyken, Coventry vào năm 1947 và Clifford làm quản đốc cho một nhà máy cho đến khi ông nghỉ hưu.
Chrisitne nói: “Bố phải ở trong bệnh viện trong một thời gian sau khi ông trở về từ Miến Điện nhưng đó không phải là điều cả hai bận tâm. Bố mẹ hạnh phúc khi được ở bên nhau một lần nữa. Họ đã có một cuộc hôn nhân tuyệt vời. Họ không bao giờ tranh luận. Bố thần tượng mẹ và mẹ yêu bố”.