Cao huyết áp cần chú ý đến các biến chứng, bác sĩ dạy cho bạn 4 cách giúp bạn giảm huyết áp nhanh chóng

GD&TĐ - Cao áp huyết là căn bệnh có thể dễ dàng gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người già. Cao huyết áp được coi là bệnh “giết người không báo trước” bởi vì bệnh gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe, làm tổn hại các cơ quan như: tim, não, thận… và đặc biệt là dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não, vốn rất nguy hiểm.

Cao huyết áp cần chú ý đến các biến chứng, bác sĩ dạy cho bạn 4 cách giúp bạn giảm huyết áp nhanh chóng

Bệnh cao huyết áp hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng lên vì vậy mỗi người cần nâng cao nhận thức về những biến chứng của căn bệnh này.

Các biến chứng của bệnh cao huyết áp

1. Bệnh thận mãn tính

Cao huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có); lâu ngày gây suy thận. Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.

2. Bệnh mạch máu não

Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của bệnh nhân tùy vào vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết).

3. Bệnh tim mạch

Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành

4. Bệnh hở mạch vành

Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).

Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, bệnh nhân thấy đau ngực, ngẹn trước ngực khi gắng sức, khi vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức (triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ).

5. Bệnh động mạch

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim.

Chứng bệnh này thường diễn biến rất âm thầm, nên ít khi được phát hiện sớm. Phần lớn, bệnh được phát hiện khi đã có một hay nhiều biến chứng. Do vậy huyết áp cao còn được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng.”

Vậy làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát sự ổn định của huyết áp để tránh được sự biến chứng thành các bệnh nguy hiểm về sau? Hãy lưu ý đến 4 phương diện này:

1. Chú ý đến sự thay đổi của thời tiết:

Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài.

Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh. Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa.

2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Giảm mặn: (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày) ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp.

Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây: chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magie và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu.

3. Chú ý đến vận động, luyện tập thể dục

Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 60 phút mỗi ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh bị lạnh đột ngột. Vận động thường xuyên (chơi thể thao nhẹ, đi bộ hằng ngày) là lời khuyên số 1 của các bác sĩ cho những người bị cao huyết áp. Tránh những hoạt động mạnh, hoạt động gây căng thẳng thần kinh.

4. Sử dụng thuốc đúng lượng và kiểm tra định kỳ

Dùng thuốc nào là do thầy thuốc quyết định, nhưng ở người cao tuổi các thuốc nhóm sau thường được dùng: lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci loại tác dụng kéo dài, thuốc ức chế men chuyển… vì các nghiên cứu cho thấy lợi ích bảo vệ của thuốc tương hỗ đối với nhóm với người cao tuổi.

Đặc biệt chú ý phải khám sức khỏe định kỳ; không nên tự mua thuốc điều trị hoặc tự ý thay đổi liều lượng thuốc.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ