Cảnh báo hậu quả việc Kiev dùng vũ khí phương Tây tấn công Nga

GD&TĐ - Việc Mỹ và các đồng minh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga sẽ không ngăn được việc Kiev thất bại trong cuộc xung đột.

Binh sĩ Ukraine trên chiến trường
Binh sĩ Ukraine trên chiến trường

Trong một sự thay đổi chính sách lớn, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã chấp thuận cho phép lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các cơ sở quân sự bên trong lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng, việc cho phép này chỉ giới hạn ở cái mà họ gọi là "mục đích phản pháo" ở khu vực Kharkov.

"Mỹ không cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, bao gồm ATACMS, bên trong lãnh thổ Nga”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Sputnik hôm 30/5.

“Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng khí tài của Washington để tấn công lãnh thổ Nga với mục đích bảo vệ Kharkov sẽ không thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột mà Nga chắc chắn sẽ giành chiến thắng.

Những gì diễn ra tiếp theo, chắc chắn đó sẽ là khuyến khích Nga mở rộng vùng đệm đã được thảo luận để ngăn chặn các cuộc tấn công vào biên giới Nga, và có khả năng tấn công trực tiếp vào các cơ sở của Mỹ và NATO hỗ trợ các hành động này", Sputnik dẫn lời ông Earl Rasmussen, một nhà bình luận quân sự và đối ngoại độc lập kỳ cựu, đồng thời là Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, cho biết.

“Trong khi Lầu Năm Góc rất có thể đang cố gắng hạn chế sự thay đổi chính sách, thì những tuyên bố gần đây của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị, Victoria Nuland, và Ngoại trưởng Antony Blinken cho thấy rõ ràng rằng, có một hoạt động vận động hành lang mạnh mẽ đang diễn ra trong bối cảnh nhằm thay đổi lập trường của Mỹ”, ông Rasmussen lưu ý.

“Có thể Ukraine đã bí mật được phương Tây cho phép, hoặc ít nhất đã nhận được thông tin tình báo nhắm vào mục tiêu đối phương bằng vũ khí phương Tây trong các cuộc tấn công trước đó.

Đúng, đó là một sự leo thang, và rất có thể Nga sẽ đáp trả theo cách nào đó", ông Rasmussen cảnh báo, và lưu ý rằng, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tiếp tục mắc sai lầm với những quyết định ngày càng nguy hiểm hơn, và rất dễ dẫn đến xung đột trực tiếp, hậu quả sẽ rất tồi tệ.

"Những quyết định như vậy cho thấy có những người có ảnh hưởng lớn đang mạnh mẽ tìm kiếm sự leo thang lớn. Hơn nữa, nhiều nhà lãnh đạo chính trị vì lý do nào đó cam kết chính trị sâu sắc với Dự án Ukraine và từ chối chấp nhận rằng, đó là một thất bại”, cựu Đại tá quân đội Mỹ nói.

Ông Rasmussen cũng nhắc lại rằng, ông đã đề cập trong vài năm rằng, "chúng ta đang đi trên một con đường nguy hiểm. Con đường đó không những không an toàn chút nào, mà nó ngày càng trở nên nguy hiểm hơn”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố, Ukraine phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkov do Kiev liên tục nã pháo vào dân thường ở thành phố biên giới Belgorod của Nga.

“Moscow buộc phải tạo ra một vùng đệm vì Ukraine liên tục pháo kích vào Belgorod”, ông Putin cảnh báo.

Nhà lãnh đạo Moscow cũng cảnh báo các thành viên NATO ở châu Âu đang “đùa với lửa” nếu để Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ từ phương Tây tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng, động thái này có thể gây ra xung đột toàn cầu.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Shipper trở thành cầu nối giữa đơn vị kinh doanh với khách hàng trong thời buổi bùng nổ công nghệ số và thương mại trực tuyến.

Nỗi niềm nghề shipper

GD&TĐ - Mạng lưới viễn thông cùng với công nghệ ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các sàn thương mại điện tử dần gắn liền với đời sống sinh hoạt.