Chính trị gia Pháp chỉ trích Tổng thống Macron điều gì?

GD&TĐ - Chính trị gia Pháp Marine Le Pen mới đây đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn “gây chiến với Nga”.

Chính trị gia Pháp Marine Le Pen
Chính trị gia Pháp Marine Le Pen

Trong một cuộc phỏng vấn với France Info phát sóng hôm 30/5/2024, chính trị gia Pháp Marine Le Pen đã cáo buộc Tổng thống Emmanuel Macron muốn “gây chiến với Nga”.

“Lập trường của Tổng thống Pháp về Ukraine tạo ra một mối nguy hiểm đáng kinh ngạc", chính trị gia của Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp cho biết.

Ứng cử viên tổng thống Pháp ba lần cho rằng, những bình luận gần đây của ông Macron về việc cử huấn luyện viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Ukraine và cho phép Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công một số mục tiêu ở Nga có nguy cơ biến cuộc xung đột hiện tại thành một “cuộc chiến tranh thế giới” tiếp theo.

Bình luận của bà Le Pen được đưa ra trong bối cảnh các cuộc thảo luận căng thẳng ở phương Tây về việc Kiev nên được phép tấn công bao xa bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.

Một số chính phủ NATO cho biết, họ ủng hộ các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi các quốc gia thành viên “dỡ bỏ một số” hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí của phương Tây.

Tổng thống Pháp Macron đã cân nhắc cuộc thảo luận hôm 28/5, cho rằng, NATO nên cho phép Ukraine “vô hiệu hóa các địa điểm quân sự” bên trong lãnh thổ Nga, “nơi Ukraine đang bị tấn công”, ngay cả khi họ ở xa chiến tuyến.

Bà Le Pen phản đối ý tưởng này, cho rằng, nó “tạo ra nguy cơ xảy ra xung đột toàn cầu”.

Chính trị gia Pháp nói rằng, quan điểm của nhà lãnh đạo Paris đã khiến bà “kết luận rằng, ông Emmanuel Macron muốn Pháp lao đầu vào cuộc chiến với Nga”.

Chính trị gia cánh hữu cho biết, bà “kịch liệt phản đối” quan điểm của ông Macron, điều này có thể “tạo ra mối nguy hiểm thực sự đáng kinh ngạc” cho nước Pháp.

Bà Le Pen trước đây đã cáo buộc ông Macron “chơi chính trị với chiến tranh” và “lợi dụng” cuộc xung đột ở Ukraine cho chương trình nghị sự bầu cử của ông.

Bà Le Pen luôn phản đối kế hoạch kết nạp Ukraine vào NATO và EU, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev.

Trong một diễn biến có liên quan, vào ngày 31/5/2024, Tổng thư ký NATO Stoltenberg khẳng định rằng, một số quốc gia trong khối chưa bao giờ đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc Kiev sử dụng vũ khí phương Tây.

Các báo cáo cũng tiết lộ rằng, Mỹ, trước đây không cho phép Ukraine triển khai vũ khí của họ bên ngoài những gì Washington công nhận là lãnh thổ Ukraine, giờ đây cũng đã cấp phép cho Kiev sử dụng các hệ thống của mình để nhắm mục tiêu vào một số khu vực của Nga.

Các báo cáo đã được xác nhận bởi văn phòng của nhà lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky, trong đó nói rằng, các cuộc tấn công hạn chế hiện được phép chống lại các mối đe dọa trực tiếp đối với Vùng Kharkov, nơi quân đội Nga gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Moscow nhiều lần khẳng định việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ chỉ kéo dài chiến tranh, đồng thời cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công cơ sở hạ tầng dân sự ở Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova ngày 31/5 đã lên tiếng chỉ trích các cuộc thảo luận của phương Tây về việc “cho phép” Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga là “một hành động thao túng kiểu NATO cổ điển”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Shipper trở thành cầu nối giữa đơn vị kinh doanh với khách hàng trong thời buổi bùng nổ công nghệ số và thương mại trực tuyến.

Nỗi niềm nghề shipper

GD&TĐ - Mạng lưới viễn thông cùng với công nghệ ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các sàn thương mại điện tử dần gắn liền với đời sống sinh hoạt.