Cần tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành

Cần tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành

Các đại biểu Quốc hội tán thành với việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra; góp phần đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan thanh tra.

Cần tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành ảnh 1
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật quy định về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật quy định về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành chưa rõ ràng. Cần tách bạch hai khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Việc quy định không rõ ràng sẽ làm cho những vướng mắc hiện nay trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra theo ngành, lĩnh vực không giải quyết được, thậm chí có thể tiếp tục làm nảy sinh những vướng mắc khác.

Theo đại biểu Quốc hội Lương Phan Cừ (đoàn Đắk Nông), kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, thanh tra hành chính là công cụ của cơ quan hành chính để giúp thủ trưởng xem xét hoạt động của cơ quan cấp dưới; giúp chỉ ra một hoạt động đúng hay sai; chỉ ra bất hợp lý trong điều hành hoặc kiến nghị xử lý người dưới quyền có vi phạm. Quyết định của thanh tra hành chính không mang tính bắt buộc thực hiện. Nhưng thanh tra chuyên ngành không phụ thuộc vào người đứng đầu cơ quan; nội dung thanh tra không phức tạp; trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; thanh tra viên có quyền tạm đình chỉ hoạt động không đúng với pháp luật, gây thiệt hại cho người dân.

Về tổ chức các cơ quan thanh tra, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về việc thành lập một tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các tổng cục, cục, chi cục. Đại biểu Quốc hội Đào Xuân Nay (đoàn Bình Thuận) cho rằng, việc tổ chức thanh tra vừa theo cấp hành chính, vừa theo ngành, lĩnh vực là phù hợp với bộ máy quản lý nhà nước hiện nay. Nhiều đạo luật chuyên ngành và các văn bản khác đã quy định về thanh tra chuyên ngành. Thực tế, nhiều lĩnh vực đã thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành, với hàng nghìn thanh tra viên. Do vậy, cần quy định thanh tra chuyên ngành ở tổng cục, cục và chi cục như hiện nay để bảo đảm sự ổn định, đáp ứng yêu cầu thanh tra việc thi hành pháp luật chuyên ngành.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) chỉ rõ: nhiều Bộ ngành đang nở ra thanh tra chuyên ngành khiến tổ chức thanh tra lộn xộn, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) cần thể hiện tính chất song trùng trực thuộc, tinh giản bộ máy và bảo đảm thống nhất hệ thống cơ quan thanh tra trên cả nước.

Đồng tình với quan điểm này, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tổ chức lại hoạt động thanh tra chuyên ngành theo hướng giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực đó. Bởi cơ quan thực hiện nhiệm vụ ngành, lĩnh vực có cán bộ có chuyên môn để kịp thời, thường xuyên và chủ động phát hiện vi phạm. Hơn nữa, nếu tổ chức thêm cơ quan thanh tra thì với biên chế hiện nay cũng không thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Quang Anh 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.