Cần tạo sức lan tỏa phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

GD&TĐ - Ngày 9/12 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổng kết, trao giải thưởng "Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2022”.

Cần tạo sức lan tỏa phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
Cần tạo sức lan tỏa phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhiệt liệt chúc mừng các em sinh viên đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) và được xét chọn để trao tặng các giải thưởng quí giá. Thứ trưởng đánh giá cao và ghi nhận thành tích của các các cơ sở giáo dục đại học đã tổ chức, hướng dẫn sinh viên đạt được những kết quả xuất sắc trong hoạt động NCKH năm 2022.

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới giảng dạy là chuyển từ việc cung cấp kiến thức là chính sang hướng dẫn phát huy năng lực và phẩm chất của người học; tạo cho sinh viên có phương pháp tư duy hiện đại, thích nghi với mọi môi trường công tác trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng KH&CN dành cho sinh viên.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng KH&CN dành cho sinh viên.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Để thực hiện được mục tiêu này, các nhà trường trước hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Sinh viên ngày nay không còn học gì biết nấy mà phải tự mình tìm tòi, khám phá, tự làm giàu kiến thức cho bản thân mình trên cơ sở những kiến thức cơ bản được trang bị ở nhà trường. Vì vậy sinh viên cần sớm được tiếp cận với môi trường nghiên cứu khoa học.

Trong những năm qua, Giải thưởng “Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở GDĐH” đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn sinh viên; thông qua giải thưởng này, nhiều ý tưởng nghiên cứu của các em đã góp phần hình thành ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo trong sinh viên, nhiều đề tài đạt giải thưởng năm nay có tính sáng tạo cao, nội dung phong phú, có khả năng triển khai ứng dụng hoặc có thể phát triển thành sản phẩm thương mại.

Trong những năm qua, công tác NCKH ở các cơ sở giáo dục đại học đã có sự chuyển biến đáng khích lệ, tỷ lệ công bố quốc tế hàng năm tăng từ 20-25%, hoạt động chuyển giao công nghệ đã từng bước đạt được kết quả đáng ghi nhận… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì kết quả nghiên cứu khoa học vẫn chưa đạt như kỳ vọng, một phần vì cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao giải cho các tác giả.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao giải cho các tác giả.

Bộ GD&ĐT từ lâu đã quan tâm xây dựng môi trường học thuật, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định “Quy định hoạt động KHCN trong các cơ sở GDĐH”, khi Nghị định được ban hành, sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN trong các cơ sở GDĐH; trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sân chơi khoa học dành cho sinh viên trong các cơ sở GDĐH.

Giải thưởng KHCN dành cho sinh viên được tổ chức hàng năm với mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, tạo môi trường sống lành mạnh và góp phần định hướng cho tương lai của sinh viên. Hoạt động này đang được đổi mới theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xu thế hội nhập và phát triển, phấn đấu vì một nguồn nhân lực chất lượng cao trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ kết quả nghiên cứu bước đầu này của các em sinh viên, trong tương lai sẽ xuất hiện những nhà khoa học tài năng, nhà quản trị, điều hành thành công doanh nghiệp của mình.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ sự tin tưởng rằng các em sinh viên sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, say mê hơn nữa trong nghiên cứu khoa học, trau dồi kiến thức kỹ năng để trở thành những nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để tạo sự lan tỏa của Giải thưởng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị lãnh đạo các cơ sở GDĐH, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể quan tâm hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia NCKH; tổ chức các hoạt động truyền thông giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả NCKH của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Giải thưởng năm 2022 có 416 đề tài tham dự Giải thưởng từ 94 cơ sở GDĐH, trong đó các Hội đồng khoa học đã lựa chọn được 60 đề tài thuộc 37 cơ sở giáo dục đại học vào vòng chung khảo năm 2022. Các đề tài tham dự giải thưởng năm 2022 tập trung vào những lĩnh vực nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội như: vật liệu mới; y dược; nông nghiệp; kinh tế - xã hội với các đề tài đã gắn liền với thực tiễn cuộc sống cho thấy tiềm năng của các giảng viên trẻ và sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.

Trước khi trở về nhà sau lũ lụt, bạn cần kiểm tra hư hỏng kết cấu của ngôi nhà và đảm bảo ngôi nhà luôn trong tình trạng an toàn trước khi bước vào. (Ảnh: ITN)

Mẹo vệ sinh nhà cửa an toàn sau lũ lụt

GD&TĐ - Sau mưa lũ, việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa ngay khi nước rút. Để công việc này nhanh gọn và hiệu quả, bạn tham khảo mẹo sau.