Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ

GD&TĐ - Tối 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải cho các tác giả tại buổi lễ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải cho các tác giả tại buổi lễ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự trao giải và chúc mừng các tác giả. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan trung ương.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) là hai giải thưởng cao quý nhất được nhà nước ghi nhận, tôn vinh, trao tặng các nhà khoa học, tác giả, đồng tác giả của các công trình đặc biệt xuất sắc và có giá trị cao về KH&CN, có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá: Các công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đã làm rõ và đề xuất các nguyên tắc đổi mới ở Việt Nam trong thời điểm Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; Một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ được giới ngôn ngữ học nói chung, giới văn tự học nói riêng trong và ngoài nước đánh giá như một dấu mốc trong nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Việt Nam.

"Các nghiên cứu về công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng đã khẳng định chủ quyền và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng. Các công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước góp phần hình thành nên những nhận thức mới, đóng góp quan trọng về mặt tư liệu, được ứng dụng trong đào tạo, tăng hiệu suất…. góp phần quan trọng tạo ra sự đột phá về năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Phát biểu cảm tưởng nhận giải, TS Ngô Hữu Hải tác giả cụm công trình Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam cho biết: Đây là lần thứ hai ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Cảm nhận niềm vinh dự, niềm vui với cá nhân và các đồng tác giả của cụm công trình. Mong rằng các nhà khoa học trẻ hãy luôn tự tin. Để thành công phải nhiệt huyết, dấn thân, hy sinh, càng khó khăn càng quyết tâm, tin tưởng bản thân.

Phát biểu chúc mừng các tác giả, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ qua các thời kỳ đã có những đóng góp, cống hiến lớn lao. Chủ tịch nước ghi nhận vai trò của khoa học công nghệ, đồng thời nhấn mạnh quan điểm nhất quán được Đảng xác định "khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần hành động nhiều hơn, cần bước chuyển đổi về chiến lược để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong một số ngành thế mạnh, cần đầu tư cho nguồn lực nghiên cứu con người, có chế độ đãi ngộ thoả đáng với các nhà khoa học, thu hút nhà khoa học đến Việt Nam. Chủ tịch nước cũng đề nghị xem xét nâng tầm uy tín giải thưởng, mở rộng trao giải thưởng trao cho các nhà khoa học quốc tế.

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6 được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 12/2020. Giải thưởng tổ chức 5 năm một lần. Qua 6 lần tổ chức có 263 công trình đoạt giải, trong đó 105 công trình nhận Giải Hồ Chí Minh và 158 công trình giải Nhà nước. Giải thưởng được trao lần thứ 6 này là kết quả dày công nghiên cứu với sự tâm huyết cống hiến trí tuệ, tài năng của 281 tác giả, đồng tác giả. Những công trình, vừa mang tính lý luận sâu sắc vừa mang tính thực tiễn cao, được áp dụng hiệu quả trong cuộc sống, có đóng góp lớn, tạo đột phá cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...