Khai mạc vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên

GD&TĐ - Sáng 7/12 tại Trường Đại học Hà Nội đã khai mạc vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên các cơ sở GDĐH năm 2022.

Khai mạc vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.
Khai mạc vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (KHCN&MT), Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Trường ĐH Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học có sinh viên tham gia Giải thưởng.

Phát biểu khai mạc, Vụ trưởng Vụ KHCN&MT Trịnh Xuân Hiếu cho biết: Trường đại học có nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất nước. Sứ mệnh của trường đại học, bên cạnh công tác giảng dạy còn phải tham gia nghiên cứu để sáng tạo ra tri thức mới, nghiên cứu khoa học (NCKH) đang và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của trường đại học.

Các đại biểu và sinh viên tham gia vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.

Các đại biểu và sinh viên tham gia vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sinh viên NCKH trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) nên hoạt động NCKH của sinh viên đã tạo sự lan tỏa lớn trong các cơ sở GDĐH cả về số lượng và chất lượng;

Nhiều đề tài NCKH của SV đạt giải được các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tài trợ kinh phí để nghiên cứu sau đại học, có ý tưởng hay đã được các nhà đầu tư hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu, có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và nước ngoài.

Giải thưởng năm 2022 có 416 đề tài tham dự Giải thưởng/94 cơ sở GDĐH, trong đó các Hội đồng khoa học đã lựa chọn được 60 đề tài thuộc 37 cơ sở giáo dục đại học vào vòng chung khảo năm 2022 và Lễ tổng kết-trao giải thưởng sẽ được tổ chức ngày 9/12/2022 tại Trường ĐH Hà Nội.

Bảo vệ đề tài nghiên cứu tại vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.

Bảo vệ đề tài nghiên cứu tại vòng chung khảo Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên.

Với 60 đề tài được lựa chọn vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học năm 2022 thuộc về các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên có 7 đề tài; Khoa học kỹ thuật và công nghệ có 15 đề tài; Khoa học y – dược có 3 đề tài; Khoa học nông nghiệp có 4 đề tài; Khoa học xã hội có 28 đề tài; Khoa học Nhân văn có 3 đề tài.

Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng khoa học đánh giá kết quả các đề tài một khách quan, đảm bảo chất lượng uy tín của Giải thưởng, lựa chọn và đề xuất những đề tài xuất sắc để Ban chỉ đạo lựa chọn trao Giải thưởng năm 2022. - Vụ trưởng Trịnh Xuân Hiếu nhấn mạnh.

Là đơn vị đăng cai tổ chức, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, ông Lương Ngọc Minh cho biết: "Chúng tôi tự hào và tự thấy phải trách nhiệm cao để việc tổ chức Giải thưởng thành công nhất. Để tăng thêm ý nghĩa của Giải thưởng, nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm gắn với giáo dục đạo đức cách mạng cho giới trẻ như báo công dâng Bác tại K9, triển lãm các đề tài khoa học tham dự, Đêm Gala giao lưu nhằm lan tỏa đam mê NCKH giữa các bạn sinh viên và các nhà trường".

Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học là Giải thưởng thường niên do Bộ GD&ĐT tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên và sự đóng góp của thầy, cô, giáo viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Thông qua giải thưởng này, hoạt động NCKH của SV được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời cũng là động lực tốt để các giảng viên tích cực định hướng, gợi mở cho sinh viên những hướng nghiên cứu có tính sáng tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.