Cần có Hội đồng kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp

GD&TĐ - Trong khuôn khổ Dự án Áp dụng Chiến lược đào tạo G20, Pha 2 tại Việt Nam. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Văn phòng ILO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo kỹ năng ngành: thí điểm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo tham vấn Hội đồng kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp
Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo tham vấn Hội đồng kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp

Diễn ra trong ngày 26/7, Hội thảo nhằm thảo luận về khả năng có thể hình thành về mặt chiến lược một hội đồng kỹ năng, thí điểm trong ngành nông nghiệp với sự tham gia của các bên về những vấn đề cụ thể như: Tầm quan trọng của Hội đồng Kỹ năng ngành với hình thức là một cơ chế đối thoại với mục đích thúc đẩy tính cạnh tranh và khái niệm về Hội đồng kỹ năng ngành; Thảo luận về các khả năng của Hội đồng ngành trong nông nghiệp và giới thiệu các công cụ kỹ thuật, soát, xét,…

Tại Việt Nam, hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) và thi tay nghề còn hạn chế về năng lực và quy mô đánh giá còn thấp. Do đó, cần thiết lập một cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng các bộ tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng đề thi để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và tham dự kỳ thi tay nghề các cấp; áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý và điều hành; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để phát triển hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cũng như tham dự thi tay nghề ASEAN và thế giới.

Hội đồng Kỹ năng ngành đóng vai trò quan trọng để phát triển nguồn nhân lực quốc gia và phát triển kinh tế, cụ thể Hội đồng Kỹ năng ngành sẽ tham vấn với doanh nghiệp để dự báo những về kỹ năng, bao gồm thông tin và các xu hướng tuyển dụng, việc làm, nhận diện các nhu cầu về kỹ năng, sự thiếu hụt kỹ năng; nhận diện sự xuất hiện của những nghề mới và những nghề cũ mất đi; khuyến nghị chính sách giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cho Chính phủ; xây dựng và xác thực các tiêu chuẩn nghề quốc gia theo năng lực thực hiện cho Việt Nam; đối sánh tiêu chuẩn của Việt Nam với các tiêu chuẩn nghề của APEC và các chứng chỉ, văn bằng của ASEAN;… Do đó, việc thành lập Hội đồng Kỹ năng ngành là một giải pháp được kỳ vọng để khắc phục những hạn chế nêu trên.

Chuyên gia tham vấn tại hội thảo
Chuyên gia tham vấn tại hội thảo 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết: Tổng cục GDNN đang tập trung xây dựng các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, trong đó một nhiệm vụ mang tính đột phá là gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động. Triển khai giải pháp này, việc tìm kiếm các mô hình hợp tác thu hút DN tham gia GDNN một cách có trách nhiệm và hiệu quả cho thấy: cần phải tạo lập một cơ chế để DN tham gia vào GDNN, đó chính là Hội đồng Kỹ năng ngành.

Một trong ba ngành phát triển kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam là nông nghiệp công nghệ cao, trong đó để có thể thí điểm được mô hình kỹ năng ngành là một vấn đề được đặt ra. Hội đồng Kỹ năng ngành với hình thức là một cơ chế đối thoại, nhằm mục đích thúc đẩy tính cạnh tranh của ngành và xem xét xây dựng Chiến lược kỹ năng ngành để tăng cường chất lượng các bộ tiêu chuẩn KNNQG, phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, thừa nhận và nâng cao tay nghề cho người lao động trong ngành nông nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.