Cần chuẩn mới cho trẻ mầm non 5 tuổi

GD&TĐ - Bộ chuẩn mầm non 5 tuổi được xây dựng và thực hiện từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ tích cực cho các nhà trường, GV và phụ huynh trong thực hiện chương trình GDMN, cũng như việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển trẻ.

Giờ học của trẻ MN 5 tuổi ở Trường MN Eduplay Hà Nội trước khi có dịch. Ảnh: TG
Giờ học của trẻ MN 5 tuổi ở Trường MN Eduplay Hà Nội trước khi có dịch. Ảnh: TG

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của trẻ mầm non 5 tuổi ngày nay cũng khác nhiều so với giai đoạn trước. Cần có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu phù hợp với đổi mới.

Chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi khi bộ chuẩn phát triển cho trẻ mầm non 5 tuổi, TS Hồ Lam Hồng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: Khả năng nhận thức, hiểu biết, ngôn ngữ… của trẻ em ngày nay rất khác so với 10 năm trước.

Một số nội dung trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT không theo kịp sự phát triển năng lực, phẩm chất của trẻ hiện nay. Việc điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi được các nước thực hiện thường xuyên, để phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội.

Theo dõi việc xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi mới, TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban Giáo dục mầm non – Hội đồng quốc gia phát triển nguồn nhân lực, cho rằng: Nội dung xây dựng đã đi vào các lĩnh vực trọng tâm được cân nhắc kỹ khi xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là: Sự phát triển thể chất; Tình cảm và quan hệ xã hội; Ngôn ngữ và giao tiếp; Nhận thức tiếp cận đến việc học của trẻ.

Những nội dung này đã bảo đảm tiêu chí xây dựng Bộ chuẩn là đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng tiếp cận phát triển năng lực phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục, phù hợp với trẻ em 5 tuổi. Đồng thời kế thừa và đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực, đây là căn cứ thống nhất xây dựng Chương trình GDMN và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm hội tụ đầy đủ các yếu tố về phẩm chất năng lực để trẻ tự tin vào lớp 1.

Theo Bộ chuẩn GDMN ban hành năm 2010, trẻ 5 tuổi chỉ cần có khả năng nhận diện chữ cái, số và tô lại cho chính xác. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức và điều kiện chăm sóc mong cho con có nhiều kiến thức hơn nên các phụ huynh còn muốn trước khi vào lớp 1 con em mình ít nhiều biết ghép vần, đọc tiếng. Từ thực tế này, cô Chu Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Tân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho rằng: Nếu trẻ có đủ kỹ năng cần thiết trước khi vào lớp 1 sẽ tự tin và vững kiến thức học tập hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.