Campuchia và Israel nỗ lực tiêm vắc xin Covid-19 liều 3, Malaysia lập kỷ lục về số ca mới

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 206.154.847 ca mắc, gồm 683.248 ca mới. Số ca tử vong là 4.346.671 ca, gồm 10.234 ca mới.

Tiêm vắc xin Covid-19 ở Campuchia.
Tiêm vắc xin Covid-19 ở Campuchia.

Campuchia bắt đầu cung cấp các mũi tiêm vắc xin Covid-19 nhắc lại vào hôm qua trong một chương trình y tế cộng đồng mới sau khi cố gắng tiêm được cho hơn 1 nửa dân số của mình. Nước này đang cho tiêm vắc xin AstraZeneca với vai trò là mũi tiêm thứ 3 cho những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm và Sinovac phát triển, với mục đích tăng cường khả năng miễn dịch.

Campuchia đã ghi nhận tổng số gần 84.000 ca mắc và hơn 1.600 ca tử vong vì Covid-19.

Malaysia báo cáo cáo số ca mắc mới kỷ lục 21.668 ca vào hôm qua, một tuần sau khi số ca vượt mức 20.000. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, nước này đã có 1.342.215 ca mắc. Tính đến ngày 11/8, Malaysia đã có 25,8 triệu liều vắc xin Covid-19. Hơn 16,3 triệu người đã tiêm ít nhất 1 liều, trong đó 9,5 triệu người nhận được 2 liều.

Bộ Y tế Malaysia khuyến khích phụ nữ mang thai đi tiêm vắc xin để giảm nguy cơ biến chứng nếu bị nhiễm virus. Đã có 70 ca tử vong do biến chứng Covid-19 liên quan đến phụ nữ mang thai.

Tại Israel, các chuyên gia của Bộ Y tế đề nghị giảm tuổi đủ điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 nhắc lại từ 60 xuống 50 với hy vọng hạn chế sự gia tăng các ca mắc do biến thể Delta.

Sau chiến dịch tiêm chủng thành công được triển khai vào cuối năm 2020, trong đó khoảng 60% dân số được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer, số ca mắc hàng ngày đã giảm từ hơn 10.000 vào tháng 1 xuống còn 1 con số vào tháng 6. Tuy nhiên, do biến thể Delta, số ca mắc mới tăng vọt ở Israel, lên tới 5.946 vào thứ 2 và số ca mắc có biến chứng nặng cũng tăng lên.

Những người hơn 60 tuổi trở lên đã được tiêm chủng tăng cường từ tuần trước, đến nay hơn 700.000 người cao tuổi ở Israel đã được tiêm liều vắc xin thứ 3.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua thúc giục Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô về những ca mắc Covid-19 đầu tiên nhằm tiếp tục cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch, đồng thời công bố thông tin về giả thuyết rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm.

WHO nhấn mạnh việc phát hiện ra nguồn gốc của đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, làm chết ít nhất 4,3 triệu người và tàn phá nền kinh tế toàn cầu là “cực kỳ quan trọng”.

Cơ quan Y tế của Liên hợp quốc cho rằng việc thúc đẩy giai đoạn 2 của nghiên cứu này không phải để “đổ lỗi” hoặc chấm điểm về chính trị. “Quyền truy cập vào dữ liệu là cực kỳ quan trọng để nâng cao hiểu biết của chúng ta về khoa học đối với đại dịch” – theo WHO.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.