Cách tạo hứng thú cho học sinh với môn Hóa học

GD&TĐ - Cô Nguyễn Thị Hường - giáo viên Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) - chia sẻ các biện pháp triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh (HS), giúp các em hứng thú khi học Hóa học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Khi sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, quá trình nhận thức của HS sẽ nhanh chóng có hiệu quả. HS sẽ thông hiểu được kiến thức bằng cách GV tăng cường nêu câu hỏi để HS trả lời, nêu vấn đề để HS nghiên cứu, đề xuất cách giải quyết, tự rút ra kết luận. Điều này không chỉ giúp HS hiểu sâu, dễ nhớ, mà còn rèn năng lực độc lập suy nghĩ của họ.

Nhấn mạnh điều này, cô Nguyễn Thị Hường lưu ý: Giáo viên (GV) tránh đặt câu hỏi vụn vặt, quá dễ không kích thích được sự động não của HS, nhưng nếu câu hỏi quá khó HS dễ nản lòng, không gây hứng thú suy nghĩ do đó không có tác dụng rèn khả năng suy nghĩ độc lập ở HS.

1 ví dụ cô Nguyễn Thị Hương đưa ra là vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học các khái niệm chương Sự điện li. Theo đó, những cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề là: Dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hóa; giải bài tập mà người học chưa biết thuật giải; phát hiện những sai lầm và sửa chữa sai lầm.

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực

Giải pháp thứ 2, cô Nguyễn Thị Hường cho rằng, GV cần xây dựng được hệ thống bài tập không chỉ có tác dụng ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư duy của HS.

Muốn vậy, cần phải cho HS trả lời được các câu hỏi sau: thông qua bài này lĩnh hội được những kiến thức gì cho mình? Nếu thay đổi hoặc bớt một số sự kiện thì bài toán có giải được không? Ngoài cách giải trên còn có những cách nào khác ngắn gọn và hay hơn nữa không?...

Chỉ khi nào làm được những điều trên thì HS mới hiểu được hết tác dụng của từng bài toán, tạo ra cho HS niềm vui, nỗ lực suy nghĩ, kích thích tư duy.

Để thực hiện được những giải pháp trên, theo cô Nguyễn Thị Hường, GV cần phải đầu tư nhiều công sức, thời gian khi thiết kế một bài dạy hóa học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS từ những nội dung trong SGK. HS phải được làm quen, rèn luyện các hoạt dộng học tập tích cực ngay từ khi bắt đầu đi học.

GV cũng cần chú ý lựa chọn những bài toán khi giải HS phải tập trung vào các quy luật, phải vừa sức với HS, mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản đã học một cách vững chắc, qua đó phát huy tính tích cực của người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ