Biểu hiện khi bị nhiễm trùng
- Cảm giác đau tăng dần: Thông thường, vết thương sẽ dịu dần sau ngày thứ 2 - 3, tuy nhiên nếu không có dấu hiệu cơn đau giảm mà tăng dần theo thời gian thì bạn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra.
- Sưng đỏ, phù nề: Dấu hiệu sưng đỏ hay còn gọi là viêm quanh vết thương chỉ là một đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nền kéo dài sau 4- 6 ngày bị thương thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang bị nhiễm khuẩn.
- Xuất hiện dịch tiết ra từ vết thương và có mùi hôi: Hiện tượng này là do sự đào thải vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết trong quá trình đề kháng của cơ thể. Khi vết thương có mùi hôi nghĩa là đã có dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và hoại tử.
- Sốt cao kèm theo mệt mỏi: Cơ thể có dấu hiệu viêm và sốt là vì lúc này những tế bào bạch cầu, đại thực bào thực hiện nhiệm vụ đào thải những vi khuẩn lạ làm nhiệm vụ. Khi vết thương của bạn đã có những dấu hiệu trên kèm sốt cao 38,5- 40 độ C, bạn không nên tự xử lý vết thương tại nhà mà nên có sự can thiệp của bác sĩ để có được phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
Nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Một số cách phòng và điều trị vết thương bị nhiễm trùng bằng phương pháp tự nhiên
- Chiết suất hạt bưởi: có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng dung dịch trước khi sử dụng.
- Mật ong: Bên trong mật ong rất giàu peroxide, có khả năng kháng sinh mạnh.
- Tỏi: chuyên "trị" các dạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và virus. Vì thế, tỏi thường được sử dụng để phòng lạnh và cảm cúm.
- Quế: giúp giảm lượng đường huyết, rất tốt cho người mặc bệnh tiểu đường, đồng thời quế cũng điều trị nấm.
- Gừng: có đặc tính chữa đau cơ, buồn nôn, cảm lạnh và cúm.