1. Thịt heo xào nấm đông cô
Nguyên liệu:
-Đông cô (nấm hương) 100g
-Thịt cốt – lết 200g
-Cà rốt 100g
-Gừng, hành, bột nêm, bột năng và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ
Cách làm:
-Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chờ dầu nóng đến một nửa cho hành, gừng vào phi thơm.
-Cho thịt đã được thái sợi vào xào đều
-Thêm đông cô đã được ngâm nước, rửa sạch, thái sợi vào xào chín
-Thêm cà rốt sợi, bột nêm, bột tiêu
-Dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất
Công dụng:
Món ăn này có tác dụng kiện tỳ, bổ gan, dưỡng huyết
2. Óc heo hấp lá ngải cứu
Cách nấu:
Lấy sạch những mạch máu của óc heo trần sơ qua nước sôi.
Rau ngải cứu rửa sạch cắt khúc, rau diếp cá ngâm trong nước muối và rửa sạch.
Xếp lá ngải cứu vào tô rồi đặt óc heo vào đem đi hầm cách thủy 40 phút.
Khi chín thì cắt nhỏ rau diếp cá lên phía trên và ăn nóng.
3. Óc heo tráng trứng gà
Chuẩn bị: 1 bộ óc heo, 2 quả trứng gà, 1 ít lá hung
Cách nấu:
Đập 2 quả trứng gà vô tô cùng óc heo đánh đều, lá húng cắt nhỏ rồi cho tiếp vô trứng và óc heo đánh đều một lần nữa.
Bắc chảo lên bếp cho một ít dầu vào chờ dầu nóng thì rán cho trứng vàng đều.
4. Thịt gà tam thất
Chuẩn bị: 10g tam thất, 150g thịt gà, 10g gừng tươi
Cách làm: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, gừng tươi cắt sợi. Cho thịt gà, tam thất, gừng tươi vào nồi với một ít nước hầm cách thủy trong 2 giờ.
5. Mộc nhĩ hầm thịt
Chuẩn bị: 50g thịt nạc hoặc thịt gà, 8g mộc nhĩ, 5 quả táo tàu, 3 lát gừng
Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, thái mỏng. Mộc nhĩ ngâm với nước cho nở ra rồi cắt bỏ gốc rồi thái chỉ. Cho mộc nhĩ, thịt vào nồi hầm với 600ml nước. Hầm với lửa nhỏ đến khi còn 200 ml thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
Ngoài ra để có thể giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết; khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi…
Nếu kiên trì áp dụng các món ăn trên trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiền đình.
Tuy nhiên để phòng ngừa rối loạn tiền đình, mọi người nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mỗi người. Phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không gắng quá sức hay quá căng thẳng vì công việc. Chế độ ăn uống nên nhiều rau quả, các loại đậu hạt, hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, các thức uống có cồn, bỏ thuốc lá.