Cách hữu hiệu thay đổi trẻ lười biếng

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với câu hỏi này hầu như mỗi ngày vì lý do đơn giản: Trẻ em là một trong những đối tượng đam mê trì hoãn nhất thế giới.

Để hiểu hành vi của con, trước tiên bạn phải hiểu tính trì hoãn ở trẻ hoạt động như thế nào. (Ảnh: ITN)
Để hiểu hành vi của con, trước tiên bạn phải hiểu tính trì hoãn ở trẻ hoạt động như thế nào. (Ảnh: ITN)

Việc phải lặp đi lặp lại các hướng dẫn – mà không đi đến đâu – thường làm bạn thấy thất vọng, và sự thất vọng đó có thể khiến bạn đưa ra quyết định hoặc phản ứng theo những cách mà sau này bạn sẽ hối hận.

“Thúc ép con mạnh hơn” có phải là chiến lược hiệu quả nhất? Hay “để con trải nghiệm hậu quả từ hành động của mình” là một cách tiếp cận phù hợp hơn?

Bất kể bạn chọn chiến lược nào, việc đối phó với một đứa trẻ liên tục cần được thúc đẩy sẽ khiến bạn mệt mỏi. Để hiểu hành vi của con, trước tiên bạn phải hiểu tính trì hoãn ở trẻ hoạt động như thế nào.

Dưới đây là 5 chiến lược để dịch chuyển một đứa trẻ lười biếng một cách hiệu quả.

Cho con những lựa chọn hạn chế

Đưa ra những lựa chọn hạn chế cho con sẽ mang lại một cấu trúc nhưng cũng cho phép con tham gia vào việc ra quyết định.

Ví dụ, thay vì bảo con làm điều gì đó (“đến giờ làm bài tập về nhà rồi đấy” hoặc “đi làm bài tập về nhà đi)”, bạn có thể nói “con sẽ làm bài tập về nhà ngay sau bữa ăn nhẹ phải không”? “con sẽ đánh răng ngay bây giờ hay sau 5 phút nữa?”

Mẹo hữu ích: Đặt chuông báo thức sau 5 phút là một công cụ mạnh mẽ đối với con - “ngay khi chuông báo thức reo, đã đến lúc con phải đi đánh răng”.

Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được những tranh cãi về lý do tại sao em bé hơn không phải đánh răng.

Khi áp dụng những lựa chọn có giới hạn, điều quan trọng là bạn phải cứng rắn và cho con biết rằng quyết định của con được tôn trọng.

Đừng gọi con là “đứa trẻ lười biếng”

Thực tế, lời nói đã được chứng minh là những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Bạn càng gọi con mình là “lười biếng” thì khả năng chúng bắt đầu coi đặc điểm này là “tự nhiên và bẩm sinh” càng cao và do đó chúng sẽ ít nỗ lực hơn để vượt qua sự trì hoãn của mình.

Nếu bạn thấy con mình là “kẻ lười biếng”, bạn sẽ khó thay đổi suy nghĩ, rằng chúng là người cần sự giúp đỡ cụ thể và đề xuất sự giúp đỡ cần thiết.

Đặt giới hạn

Đặt chuông báo thức sau 5 phút là một công cụ mạnh mẽ đối với con. (Ảnh: ITN).

Đặt chuông báo thức sau 5 phút là một công cụ mạnh mẽ đối với con. (Ảnh: ITN).

Lựa chọn thứ hai mang lại hiệu quả là đặt khung thời gian và yêu cầu con quyết định khi nào chúng sẽ thực hiện một nhiệm vụ/hành động nhất định.

Việc đặt ra các giới hạn thích hợp mang lại cho con cơ hội đưa ra quyết định trong một cấu trúc rất rộng:

Con có thể xem TV/chơi trò chơi điện tử nhưng chỉ sau khi làm xong bài tập về nhà (đặt giới hạn).

Con có thể chọn váy đỏ hoặc váy xanh (cho ít lựa chọn hơn).

Con có thể làm bài tập về nhà/tắm bất cứ khi nào con thích nhưng phải làm xong trước 6 giờ chiều. (đặt giới hạn)

Cách tiếp cận này giúp con cảm thấy mình là người tham gia tích cực hơn vào quá trình ra quyết định.

Hãy cho con biết về những kỳ vọng của bạn

Lời nói của trẻ tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, khi bạn nói với con rằng con có thể chọn bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào, hãy nói rõ con có thể chọn bao nhiêu hoạt động. Khi bạn cho con mình nhiều lựa chọn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chấp nhận bất cứ điều gì chúng chọn.

Khen thưởng thay vì trừng phạt

Trẻ nhỏ hơn thường thích những phần thưởng bé xinh và ngay lập tức hơn là những phần thưởng lớn hơn nhưng bị trì hoãn. (Ảnh: ITN).
Trẻ nhỏ hơn thường thích những phần thưởng bé xinh và ngay lập tức hơn là những phần thưởng lớn hơn nhưng bị trì hoãn. (Ảnh: ITN).

Nếu bạn đang đối mặt với một đứa trẻ lười biếng, phần thưởng có thể giúp thúc đẩy chúng thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động mà chúng không muốn.

Nhưng điều quan trọng là tránh hối lộ con. Để phần thưởng có tác dụng, bạn phải áp dụng nó một cách thích hợp.

Ví dụ, trẻ nhỏ hơn thường thích những phần thưởng bé xinh và ngay lập tức hơn là những phần thưởng lớn hơn nhưng bị trì hoãn. Điều này có liên quan đến thực tế là, thời gian trì hoãn càng lâu thì trẻ sẽ càng ít coi trọng phần thưởng.

Do đó, bạn nên đề xuất các phần thưởng nhỏ hơn và ngay lập tức. Đây là một cách tiếp cận vô cùng hiệu quả.

Đối phó với trẻ lớn hơn sẽ phức tạp hơn vì cha mẹ không thể và không nên kiểm soát mọi thứ. Những cuộc tranh giành quyền lực thường bắt đầu xảy ra với những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy vậy, điều này sẽ mang lại bài học quý giá.

Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, khi cha mẹ tham gia và can thiệp quá nhiều, trẻ có xu hướng phụ thuộc và quen với việc người khác đưa ra quyết định thay mình.

Theo raising-independent-kids.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.