Tầm quan trọng khi dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề cơ bản từ độ tuổi mầm non.

Khi giải quyết thành công vấn đề, trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và tăng cường sự tự tin.
Khi giải quyết thành công vấn đề, trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và tăng cường sự tự tin.

>>> Giúp con xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề - Chìa khóa quản lý cuộc sống

Vì sao quan trọng?

Cho dù trẻ không tìm được bài tập toán hay quên bữa trưa, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt vẫn chính là chìa khóa giúp các bé quản lý cuộc sống.

Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Trị liệu Hành vi cho thấy, những đứa trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề có thể có nguy cơ trầm cảm và tự tử cao hơn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc giáo dục trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp các bé cải thiện sức khỏe tâm thần.

Trẻ em phải đối mặt với nhiều rắc rối khác nhau mỗi ngày, từ khó khăn trong học tập đến các vấn đề trên sân thể thao. Tuy nhiên, rất ít người trong số họ có được công thức để giải quyết những vấn đề đó.

Những đứa trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề có thể trốn tránh việc đưa ra hành động khi gặp vấn đề. Thay vì dồn sức lực vào việc giải quyết, trẻ có thể dành phần lớn thời gian để trốn tránh vấn đề. Đó là lý do tại sao nhiều trẻ em bị tụt hậu ở trường hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì tình bạn.

Những đứa trẻ khác thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ bắt đầu hành động mà không nhận ra lựa chọn của mình là gì. Một đứa trẻ có thể đánh một bạn cùng lớp đang xếp hàng trước mặt chúng vì bản thân không biết phải làm gì khác. Hoặc, trong một số trường hợp, trẻ có thể bước ra khỏi lớp khi đang bị trêu chọc. Lý do là trẻ không thể nghĩ ra cách nào khác để khiến tình trạng đó ngừng tiếp diễn. Tuy nhiên, thực tế, về lâu dài, những lựa chọn bốc đồng đó của trẻ có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Chắc hẳn, tất cả giáo viên và cha mẹ đều mong muốn các bé lớn lên trở thành những cá nhân thành công, tự tin và có năng lực. Một kỹ năng quan trọng đóng vai trò lớn trong thành công của trẻ là giải quyết vấn đề.

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp chúng vượt qua thử thách, mà còn chuẩn bị cho các em khả năng tư duy phê phán, ra quyết định và giải quyết vấn đề sáng tạo suốt đời. Dưới đây là những lợi ích khi trẻ sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề:

Phát triển tư duy phản biện và kỹ năng ra quyết định

Tư duy phê phán là khả năng phân tích thông tin, đánh giá các quan điểm khác nhau và đưa ra quyết định sáng suốt. Bằng cách dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, cha mẹ đang bồi dưỡng khả năng tư duy phản biện của con mình ngay từ khi bé còn nhỏ. Trẻ học cách xác định vấn đề, thu thập thông tin liên quan và đánh giá các giải pháp tiềm năng. Quá trình này nâng cao kỹ năng suy luận và phân tích hợp lý của trẻ. Từ đó, cho phép trẻ đưa ra quyết định chu đáo và sáng suốt.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hành giải quyết vấn đề.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hành giải quyết vấn đề.

Nuôi dưỡng sự sáng tạo và tư duy đổi mới

Giải quyết vấn đề khuyến khích trẻ suy nghĩ sáng tạo và đưa ra các giải pháp sáng tạo. Khi đối mặt với một vấn đề, trẻ được khuyến khích khám phá nhiều khả năng, động não các ý tưởng và suy nghĩ sáng tạo để tìm ra giải pháp sáng tạo. Điều này nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của họ, giúp họ phát triển tư duy và truyền cho họ sự tự tin để giải quyết các thách thức bằng cách tiếp cận mới mẻ và giàu trí tưởng tượng.

Xây dựng khả năng thích ứng và phục hồi

Cuộc sống đầy những khúc mắc bất ngờ và khả năng thích ứng với sự thay đổi là một kỹ năng quý giá. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trang bị cho chúng khả năng phục hồi cần thiết để vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Trẻ học cách đón nhận thử thách, coi thất bại là cơ hội để phát triển. Đồng thời, phát triển sự tự tin để đối mặt với những tình huống mới với khả năng phục hồi và quyết tâm.

Biện pháp giải quyết hiệu quả

Xung đột là một phần tự nhiên của cuộc sống. Do đó, việc trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ giải quyết xung đột một cách hiệu quả và tìm ra giải pháp hòa bình. Trẻ sẽ học cách hiểu những quan điểm khác nhau, tích cực lắng nghe và truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách mang tính xây dựng. Điều này thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh. Sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng

Khi giải quyết thành công vấn đề, trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và tăng cường sự tự tin. Mỗi vấn đề được giải quyết sẽ củng cố niềm tin vào khả năng và củng cố lòng tự trọng của trẻ. Bằng cách dạy các kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ sẽ tin tưởng vào bản thân, cũng như khả năng phán đoán của mình và tiếp cận thử thách bằng tư duy tích cực.

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của trẻ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của trẻ.

5 bước giải quyết vấn đề

Những đứa trẻ cảm thấy choáng ngợp hoặc vô vọng thường sẽ không cố gắng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi phụ huynh đưa cho con mình một công thức rõ ràng để giải quyết vấn đề, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng cố gắng của bản thân. Các chuyên gia đã gợi ý 5 bước giúp trẻ sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề:

Trước hết, trẻ cần biết xác định vấn đề. Việc nêu rõ vấn đề có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với những đứa trẻ đang cảm thấy bế tắc. Các cha mẹ được khuyến khích giúp con nêu rõ vấn đề, chẳng hạn như: “Con không có ai chơi cùng vào giờ ra chơi” hoặc “Con không chắc mình có nên đăng ký học lớp toán nâng cao hay không”.

Sau đó, cha mẹ và con hãy cùng phát triển ít nhất năm giải pháp khả thi. Điều quan trọng là động não để tìm ra những cách có thể giúp giải quyết vấn đề. Cha mẹ hãy nhấn mạnh rằng, tất cả các giải pháp không nhất thiết phải là những ý tưởng hay (ít nhất là không phải ở thời điểm này). Cha mẹ cũng cần giúp con phát triển các giải pháp nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng. Ngay cả một câu trả lời chưa hợp lý hay một ý tưởng xa vời cũng có thể trở thành giải pháp khả thi. Điều quan trọng là phụ huynh cần giúp con thấy rằng, chỉ cần một chút sáng tạo, trẻ có thể tìm ra nhiều giải pháp tiềm năng khác nhau.

Một bước tiếp theo là cùng nhau xác định ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Phụ huynh hãy giúp trẻ xác định những hậu quả tích cực và tiêu cực tiềm ẩn đối với từng giải pháp tiềm năng mà con đã xác định. Tiếp theo là bước chọn một giải pháp. Khi trẻ đã đánh giá được những kết quả tích cực và tiêu cực có thể xảy ra, cha mẹ hãy khuyến khích chúng chọn một giải pháp. Điều cần lưu ý là hãy kiểm tra lại các giải pháp đó. Phụ huynh hãy gợi ý để trẻ thử một giải pháp và xem điều gì sẽ xảy ra. Nếu không hiệu quả, trẻ luôn có thể thử giải pháp khác từ danh sách đã phát triển ở bước hai.

Cuối cùng, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hành giải quyết vấn đề. Khi có vấn đề phát sinh, phụ huynh đừng vội giải quyết vấn đề thay con mình. Thay vào đó, cha mẹ hãy giúp trẻ thực hiện các bước giải quyết vấn đề. Đưa ra hướng dẫn khi trẻ cần hỗ trợ, nhưng khuyến khích con tự giải quyết vấn đề. Nếu trẻ không thể nghĩ ra giải pháp, cha mẹ hãy can thiệp và giúp con nghĩ ra cách giải quyết. Tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không nên tự động bảo trẻ phải làm gì.

Khi gặp phải các vấn đề về hành vi, trẻ cần được hướng dẫn sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. Cha mẹ và con hãy ngồi xuống cùng nhau và nói: “Gần đây, con gặp khó khăn khi làm bài tập về nhà. Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này”. Cha mẹ có thể vẫn cần đưa ra hình phạt cho hành vi sai trái ở trẻ. Tuy nhiên, hãy nói rõ rằng, cha mẹ quan tâm đến việc tìm kiếm giải pháp để trẻ có thể làm tốt hơn vào lần sau.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ trở nên độc lập hơn. Ví dụ, nếu trẻ quên mang theo giày đá bóng để tập luyện, cha mẹ hãy hỏi: “Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo điều này không xảy ra lần nữa?”.

Sau đó, hãy để trẻ cố gắng tự mình phát triển một số giải pháp. Trẻ em thường phát triển các giải pháp sáng tạo. Vì vậy, trẻ có thể sẽ nói: “Con sẽ viết một tờ giấy và dán nó lên cửa. Điều đó giúp con luôn nhớ mang theo giày trước khi rời đi”. Hoặc: “Con sẽ sắp xếp đồ cần thiết vào đêm hôm trước và giữ một danh sách kiểm tra để nhắc nhở bản thân về những gì cần phải mang theo”.

Điều quan trọng là phụ huynh hãy khen ngợi thật nhiều trong quá trình con mình rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Theo Very well family

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.