Cách dạy con trở thành người có tư duy phản biện

GD&TĐ - Tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục, kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng tư duy phản biện, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập.

Bất kể con bạn dự định làm nghề gì trong tương lai, chúng sẽ cần biết cách suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. (Ảnh: ITN).
Bất kể con bạn dự định làm nghề gì trong tương lai, chúng sẽ cần biết cách suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. (Ảnh: ITN).

Hàng ngày trẻ em bị tấn công bởi hàng loạt tin nhắn, thông tin và hình ảnh. Dù ở trường, trên mạng hay nói chuyện với bạn bè, các em cần biết cách đánh giá những gì mình đang nghe và nhìn thấy để hình thành quan điểm và niềm tin của riêng mình.

Trên thực tế, bất kể con bạn dự định làm nghề gì trong tương lai, chúng sẽ cần biết cách suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Là cha mẹ, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng con có thể tự suy nghĩ và phát triển tư duy phản biện lành mạnh trước khi “cất cánh”.

Làm như vậy sẽ giúp con thành công cả về mặt học thuật và nghề nghiệp cũng như có lợi cho các mối quan hệ trong tương lai của con.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về tư duy phản biện, bao gồm cả cách dạy con trở thành những người có kỹ năng này.

Lý do tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng

Theo Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), đánh giá trẻ em 15 tuổi ở 44 quốc gia khác nhau, hơn 1/6 học sinh ở Hoa Kỳ không thể giải quyết các vấn đề về tư duy phản biện.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ thiếu kỹ năng tư duy phản biện có nguy cơ cao hơn về các vấn đề hành vi.

Amanda Pickerill, chuyên gia được cấp phép bởi Bộ Giáo dục Ohio và Hội đồng Tâm lý học Ohio đang thực hành tại Trường Người mù Bang Ohio ở Columbus, Ohio, cho biết: “Không suy nghĩ cẩn thận và phản biện có thể dẫn đến việc thông tin bị hiểu sai; và thông tin bị hiểu sai có thể dẫn đến các vấn đề trong trường học, công việc cũng như các mối quan hệ”.

Tư duy phản biện cho phép trẻ hiểu sâu hơn về thế giới, bao gồm cả cách chúng nhìn nhận bản thân trong thế giới đó. Ngoài ra, những đứa trẻ học cách tư duy phản biện có xu hướng quan sát và cởi mở hơn.

Dạy trẻ tư duy bản biện là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Trên thực tế, khi chúng ta dạy trẻ trở thành những người có tư duy phản biện, chúng ta cũng đang dạy chúng tính độc lập.

Trẻ sẽ được học cách hình thành ý kiến ​​​​của riêng mình và đưa ra kết luận của riêng mình mà không chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài. Dưới đây là một số cách giúp cha mẹ dạy con mình trở thành những người có tư duy phản biện.

Trở thành hình mẫu tốt

Đôi khi cách tốt nhất để dạy con một kỹ năng sống quan trọng là làm mẫu nó trong cuộc sống của chính bạn.

Trẻ em có xu hướng sao chép những hành vi mà chúng thấy ở cha mẹ. Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm mẫu cho tư duy phản biện trong cuộc sống của chính mình bằng cách nghiên cứu những điều nghe có vẻ sai sự thật và những tuyên bố mang tính thách thức có vẻ phi đạo đức hoặc không công bằng.

Tiến sĩ Pickerill nói: “Cha mẹ, vốn là những người có tư duy phản biện, có thể bắt đầu làm mẫu bằng cách diễn đạt kỹ năng tư duy của mình thông qua lời nói.

Thật tuyệt vời khi trẻ nghe được cách cha mẹ suy nghĩ chín chắn về mọi việc. Mô hình tư duy phản biện này cho phép trẻ quan sát quá trình suy nghĩ của cha mẹ và mô hình đó giúp trẻ bắt chước những gì chúng đã quan sát.”

Chơi với con

Đôi khi cách tốt nhất để dạy con một kỹ năng sống quan trọng là làm mẫu nó trong cuộc sống của chính bạn. (Ảnh: ITN).

Đôi khi cách tốt nhất để dạy con một kỹ năng sống quan trọng là làm mẫu nó trong cuộc sống của chính bạn. (Ảnh: ITN).

Tiến sĩ Pickerill cho biết trẻ em không ngừng học hỏi bằng cách thử và sai, chơi là một hoạt động thử và sai tuyệt vời. Trên thực tế, việc thường xuyên chơi với con khi còn rất nhỏ sẽ tạo nền tảng cho tư duy phê phán và chiều sâu kỹ năng tư duy phê phán của trẻ sẽ nâng cao khi chúng phát triển.

Dạy con giải quyết vấn đề

Tiến sĩ Pickerill gợi ý một cách để dạy trẻ tư duy phản biện là mách chúng cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, yêu cầu con suy nghĩ ít nhất năm cách khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể.

“Bạn có thể thách thức con di chuyển một đồ vật từ bên này sang bên kia phòng mà không cần dùng tay. Lúc đầu, con có thể nghĩ điều đó là không thể. Nhưng với một chút hỗ trợ từ bạn, con sẽ thấy hàng tá giải pháp (như sử dụng chân hoặc đeo găng tay). Hãy giúp con nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề và sau đó chọn một cái để xem nó có hiệu quả không”, Tiến sĩ Pickerill nói.

Khuyến khích con đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là nền tảng của tư duy phản biện và thời gian bạn đầu tư vào việc trả lời các câu hỏi của con mình, hoặc cùng nhau tìm ra câu trả lời, chắc chắn sẽ mang lại kết quả.

Con bạn sẽ không chỉ học cách diễn đạt bản thân mà còn ngày càng giỏi hơn trong việc xác định thông tin hoặc tuyên bố sai sự thật, gây hiểu lầm từ người khác.

Thực hành đưa ra lựa chọn

Giống như mọi thứ trong cuộc sống, con sẽ thường xuyên học hỏi qua việc thử và sai. Và một phần của việc học cách trở thành người có tư duy phê phán bao gồm việc đưa ra quyết định.

Ví dụ, bạn có thể cho con một khoản tiêu vặt và cho phép con đưa ra một số lựa chọn về việc phải làm gì với số tiền đó. Một trong những tình huống này đòi hỏi con bạn phải suy nghĩ chín chắn về những lựa chọn của mình và những hậu quả tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định.

Khi con lớn hơn, hãy nói chuyện với con về cách giải quyết các vấn đề như bắt nạt và áp lực từ bạn bè, đồng thời huấn luyện con cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội. Tất cả những tình huống này đều đòi hỏi tư duy phản biện của con.

Theo verywellfamily.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.