Cách giảm áp lực cho quá trình học ôn thi cuối cấp

GD&TĐ - Theo cô Đoàn Thanh Nhàn, học sinh không nên đưa ra mục tiêu quá cao so với năng lực bản thân dẫn đến áp lực tâm lý trong quá trình học.

Học sinh Trường THPT Đống Đa tham dự tư vấn tuyển sinh.
Học sinh Trường THPT Đống Đa tham dự tư vấn tuyển sinh.

Không nên đặt mục tiêu cao quá so với năng lực

Cô Đoàn Thanh Nhàn – giáo viên môn Giáo dục công dân, Trường THPT Đống Đa, TP. Hà Nội chia sẻ: “Quá trình ôn thi bất kỳ môn thi nào cũng vậy, học sinh không nên đặt ra mục tiêu học quá cao so với thực tế bản thân để không tạo áp lực lớn khi học. Các em nên đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn học, ôn tập để nâng dần mức điểm cần đạt, làm sao để học đến đâu nắm chắc đến đó, tránh học trước quên sau”.

Cô Nhàn nhấn mạnh: “Không nên so sánh bản thân mình với bạn bè, cần căn cứ vào năng lực hiện có để đặt ra mức phấn đấu của bản thân so với trước thôi. Vì năng lực mỗi người mỗi khác, đưa ra so sánh vô hình chung gây áp lực cho chính bản thân, đôi khi lại phản tác dụng”

Ôn tập giai đoạn nước rút này rất áp lực, do đó học sinh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng ăn đồ ăn nhanh dẫn đến thiếu chất. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi hợp lí.

“Những lúc mệt mỏi, áp lực trong quá trình học, các em nên dành thời gian cho bản thân giải lao, nghe nhạc, chơi thể thao để đầu óc thư thái, tỉnh táo. Có thể nghe nhạc không lời trước khi chuẩn bị cho buổi học nhằm tạo tâm thế tốt cho bản thân, tinh thần học tích cực. Đặc biệt lưu ý, các em không nên dùng nhiều các chất kích thích để tăng sự ức chế thần kinh như chè, cafe”, cô Nhàn gợi ý.

Học sinh Trường THPT Đống Đa, TP. Hà Nội.

Học sinh Trường THPT Đống Đa, TP. Hà Nội.

5 lưu ý để quá trình học hiệu quả

Trong môn Giáo dục công dân, để quá trình học hiệu quả, cô Nhàn đã đưa ra 5 lưu ý cho học sinh.

Một là: Nếu tâm thế học sinh cho rằng mình chỉ cần điểm 5 hay chỉ cần tránh điểm liệt thì sẽ không tích cực ôn tập và sẽ không thể có kết quả tốt. Nhưng nếu học sinh đặt mục tiêu phải đạt điểm 9 điểm 10 để kéo điểm môn Lịch sử, Địa lí và để tổng điểm tổ hợp cao để xét tuyển thì sẽ chú tâm vào việc ôn tập.

“Đôi khi có những học sinh ngay từ đầu không xét tuyển tổ hợp nhưng khi điểm thi của những khối học sinh chọn điểm bị thấp thì học sinh phải có phương án dự phòng đó là xét điểm thi của những môn khác. Môn Giáo dục công dân là một trong những cứu cánh cho học sinh, do đó cần xác định được mục tiêu ôn tập”, cô Nhàn nhấn mạnh.

Hai là: Học sinh cần xác định được nội dung trọng tâm của từng bài, cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT phân bố câu hỏi cho các bài như thế nào, đây không phải học tủ mà học có trọng tâm và để phân bổ thời gian học cho từng bài, từng phần hợp lí.

Ba là: Phải tự viết được sơ đồ tư duy, hay tự khái quát được kiến thức cơ bản theo hướng dẫn của giáo viên, tránh học dàn trải, không có trọng tâm, mất thời gian.

Bốn là: cần nắm các kĩ năng làm bài như cách xác định được trọng tâm của đề, cách phân tích dữ liệu đề bài, xác định được câu chốt đề hỏi gì?

“Từ khóa nhận diện các quyền để xác định được câu trả lời, biết loại trừ các phương án sai mà giáo viên hướng dẫn trên lớp…

Cụ thể khi làm bài để xác định đâu là phương án sai hay đúng có nhiều cách, một trong những cách đó là phương án loại trừ", cô Nhàn phân tích.

Năm là: Trăm hay không bằng tay quen chăm luyện làm bài để nâng cao các kĩ năng.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là: 1.024.063. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 968.160, chiếm 94,42%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 57.104, chiếm 5,58%.

Tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.155, chiếm 3.33%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 323.187, chiếm 31,52%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 566.921, chiếm 55,30%.

Lịch thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ