5 bước sơ cấp cứu người bị điện giật
Bước 1: Khi bị điện giật, người bị điện giật thường không thể tự thoát ra khỏi nguồn điện được. Dòng điện vào cơ thể càng lâu thì nguy cơ tử vong càng cao, do đó người cứu nhanh chóng cách ly họ ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt bằng cách:
Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, hoặc rút phích cắm điện để ngưng dòng điện cung cấp cho vị trí nạn nhân bị giật.
Dùng que sào bằng nhựa, gỗ khô, hoặc bất cứ dụng cụ không dẫn điện khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. hoặc đứng trên ghế nhựa túm áo kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Ưu tiên thực hiện cách nào có thể làm nhanh nhất. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì dòng điện sẽ đi qua người và gây giật cho cả người cấp cứu rất nguy hiểm
Bước 3: Nếu nạn nhân còn thở, tim vẫn còn đập, tỉnh táo gọi hỏi vẫn biết được. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, an ủi động viên cho bớt hoảng loạn, kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí khác rồi tiếp tục thực hiện bước 4.
Nếu người đó đã ngừng tim ngừng thở: Hoàn toàn có thể cứu sống được hoh nếu trẻ bị giật chưa quá lâu và biết cách cấp cứu. Nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tim ngừng thở cho họ.
Bước 4: Kiểm tra kỹ toàn thân xem người đó có bị bỏng, bị chấn thương vùng đầu vùng cột sống hay bất cứ vị trí nào khác không. Nếu có, tiến hành sơ cứu thích hợp.
Bước 5: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý tiếp, vì nạn nhân cho dù trông vẫn tỉnh hoặc tim phổi đã hồi phục trở lại sau sơ cứu, thì vẫn hoàn toàn có thể tái phát lại rất nguy hiểm. Trên đường đi, nên chú ý hô hấp, tuần hoàn .
Một số lưu ý khi cấp cứu người bị điện giật.
Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Phòng ngừa điện giật
Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn; Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát: Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện;
Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em; Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...; Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...