Các thành phố châu Á đối mặt với "bom hẹn giờ" thiên nhiên

Các thành phố châu Á đối mặt với "bom hẹn giờ" thiên nhiên

(GD&TĐ) – Các nước châu Á phải hành động khẩn trương để bảo vệ những thành phố của mình khỏi ngập lụt và những thảm họa thiên nhiên khác khi quá trình đô thị hóa nhanh chóng gây nên những mối hiểm họa về môi trường – Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết hôm qua (15.6). 

Đầu tư lớn cho cơ sở vật chất và kế hoạch đô thị thông minh hơn, tập trung vào tăng trưởng xanh – chỉ là những cách để kìm chế những thảm họa thiên nhiên khi các thành phố mở rộng – bản báo cáo của ADB cho hay.

Manila, Philippines trong cảnh ngập lụt
Manila, Philippines trong cảnh ngập lụt

“Châu Á đã có sự tăng trưởng dân số ở thành thị chưa từng có tiền lệ, nhưng điều này kèm theo gánh nặng đối với môi trường” – nhà kinh tế Changyong Rhee của ADB cho biết – Thách thức hiện tại là áp dụng các chính sách thay đổi xu hướng đó và tạo điều kiện phát triển công nghệ xanh và thành thị hóa xanh. “Xu hướng (thành thị hóa) sẽ tiếp tục với một tốc độ cực lớn… các thành phố châu Á có rất ít thời gian để chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý”.

Những trận lụt kinh hoàng nhận chìm 80% thủ đô Manila, Philippines vào tuần trước, mưa lớn làm hàng chục người chết ở Bắc Kinh vào tháng 7 và làm ngập thủ đô Bangkok năm ngoái… là những dấu hiệu cảnh báo rằng các thành phố lớn châu Á không thể đối đầu với các thử thách của biến đổi khí hậu và bảo vệ dân số của mình – ADB nói.

Tình hình rất dễ xấu đi, ngân hàng chống đói nghèo cảnh báo, khi các nền kinh tế châu Á phát triển và hàng trăm triệu người chạy đến các thành phố lớn với dân số hơn 10 triệu người.

Các thành phố châu Á đã hấp dẫn hơn 1 tỉ cư dân mới từ năm 1980 đến 2010 và sẽ kéo hơn 1 tỉ người nữa vào năm 2040 – theo nghiên cứu của ADB – với hơn một nửa thành phố lớn của thế giới tập trung trong khu vực này. 

Kết quả là ô nhiễm môi trường, tội phạm, bất bình đẳng xã hội, các khu ổ chuột tăng lên… càng làm tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng hiện có và đòi hỏi các nhà chức trách cần có phản ứng kiên quyết.

Ông Rhee cho biết châu Á “đã chi rất nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng nhưng không đủ để bảo vệ người dân” – “Chúng tôi tập trung vào số lượng chứ không có đủ tiềm lực để tập trung vào chất lượng”, ông nói thêm và cho rằng việc xây dựng đường sá không có hệ thống thoát nước phù hợp là một ví dụ của sự phát triển không hoàn thiện.

Các nhà chính sách được khuyến nghị nên giới hạn khoảng cách trên bằng cách tăng thuế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, bao gồm giao thông công cộng. Họ hy vọng rằng châu Á nên tận dụng công nghệ mới tạo nên các thành phố xanh hơn để giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Phương Hà (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ