Trên thực tế, không phải tất cả các nước đều tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25/12, ở một số nước thì vẫn còn vài tuần nữa mới đến Giáng sinh.
Trên thế giới, có một số nước ăn mừng Giáng sinh vào ngày 7/1 và truyền thuyết của họ không phải là ông già Noel cùng với xe trượt tuyết hay nhánh cây tầm gửi như chúng ta vẫn quen thuộc.
Những quốc gia này kỷ niệm ngày lễ khác biệt là do họ sử dụng lịch Julian (đặt theo tên của Hoàng đế La Mã Julius Caesar), chứ không phải lịch Gregorian (Việt Nam gọi là Dương lịch).
Hãy cùng xem qua các nước trên thế giới tổ chức Lễ Giáng sinh theo truyền thống khác nhau như thế nào.
Nga đón Giáng sinh vào ngày 7/1 tại nhà thờ Chính thống giáo
Nga
Từ xa xưa cả Chính thống giáo và Công giáo đều tổ chức đón Giáng sinh vào chung một ngày. Nhưng từ năm 1582 tại châu Âu xuất hiện lịch Gregorian (lịch mới), còn ở Nga vẫn sử dụng lịch Julian (lịch cũ) cho tới thời Xô-viết mới đổi, do vậy mà đạo Chính Thống phương Đông bao gồm có Nga và các nước đông Âu tổ chức đón Giáng sinh vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, tức là muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, châu Úc, tây Âu và một số nước ở châu Phi.
Hà Lan
Ở quốc gia này, ngày lễ hội quan trọng nhất là ngày 5/12, khi Sinterklaas hay còn gọi là Thánh Nicholas từ Tây Ban Nha đến Hà Lan bằng tàu hơi nước.
Cho đến tận thế kỷ 19, Thánh Sinterklaas vẫn đi một mình, phát quà cho trẻ em ngoan và bỏ những đứa trẻ hư vào trong bao mang đi giáo dục lại hoặc là phạt chúng.
Tuy nhiên, vào năm 1850, nhà văn viết truyện thiếu nhi Jan Schenkman đã miêu tả lại hình ảnh vị thánh cùng với một người đầy tớ da đen, sau này được đặt tên là Zwarte Piet hoặc Black Pete. Và anh đầy tớ này làm công việc chui vào các ống khói để phân phát quà.
Ảnh: ông già Noel đầu tiên trong số 13 ông vui chơi với trẻ em tại Bảo tàng quốc gia Iceland.
Iceland
Tại vùng đất đầy băng và tuyết này có tới tận 13 ông già Noel. 13 ngày trước Lễ Giáng sinh, ông già Noel đầu tiên sẽ xuống từ những ngọn núi, và vào thăm từng ngôi nhà rồi đặt quà trong những đôi giày của trẻ em khi chúng đi ngủ.
Trẻ em ngoan thường được nhận những món quà như đồ ngọt, trong khi những đứa trẻ hư lại nhận những thứ kém hấp dẫn hơn, ví dụ như một củ khoai tây chẳng hạn.
Ngày hôm sau, ông già Noel thứ hai lại đến các thị trấn và làm những việc tương tự.
Sau đó đến ngày 25/12, ông Santa đầu tiên quay lại, rồi ngày hôm sau lại đến lượt ông thứ hai.
Và ngày 6/1 được gọi là "ngày thứ 13" là ngày cuối cùng của lễ Giáng sinh, vì vào ngày này, ông Santa cuối cùng sẽ trở về nhà.
Ảnh: Chợ Giáng sinh ở Hauptmarkt, Nuremberg (Ảnh: Getty Images / Universal Images Group)
Đức
Ở đây, Giáng sinh là ngày quan trọng nhất của mùa lễ hội. Các gia đình có truyền thống đánh dấu dịp này với một bữa tiệc và đến nhà thờ cho đến tận quá nửa đêm. Một số gia đình sẽ hát vào dịp Giáng sinh, nhưng nhìn chung người dân Đức có tâm trạng trầm lắng và suy ngẫm.
Ảnh: Hàng ngàn người Ba Lan và người dân trên toàn thế giới đến Warsaw để chiêm ngưỡng cây thông phát sáng một ngày trước lễ thánh Nicholas.
Ba Lan
Trẻ em ở Ba Lan sẽ nhận quà Giáng sinh nào vào ngày 6/12. Bởi đây là ngày của thánh Nicholas, nhân vật được cho là ông già Noel nguyên bản.
Không giống ông già Noel bình thường vẫn mặc màu đỏ và trắng, nhân vật này vận trang phục màu vàng và trắng như một Giám mục.
Các gia đình có truyền thống thưởng thức 12 món, trong đó có món bánh Pierogi nổi tiếng của đất nước vào đêm Giáng sinh. Phần quan trọng đặc biệt của bữa tiệc là lúc bẻ chiếc bánh Oplatek, một loại bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa Giêsu ra đời.
Ảnh :Món Pierogis là một trong 12 món ăn truyền thống vào đêm Giáng sinh ở Ba Lan (Ảnh: Rex)