Các nhà quản lý giáo dục chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sáng tạo và thích ứng

GD&TĐ - Ngày 21/4 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ.

NGND. PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng IPD phát biểu tại Hội thảo.
NGND. PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng IPD phát biểu tại Hội thảo.

Vấn đề thiết yếu của giáo dục hiện đại

“Hội thảo giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ trong thời kỳ mới” hướng tới mong muốn giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới, người dạy và người học trong mọi ngành học, bậc học nói chung và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học nói riêng phải có sáng tạo và thích ứng, tạo điều kiện cụ thể để trẻ em có môi trường học tập tích cực, sáng tạo và thích ứng, hạn chế thiệt thòi đối với trẻ.

Mặt khác, đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm; đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ...

Phát biểu tại hội thảo, NGND. PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng IPD khẳng định: Thế giới ngày nay vận động và thay đổi không ngừng khi nhân loại đã bước vào thời kỳ mới với cuộc cách mạng cộng nghệ 4.0 và vài năm gần đây sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến mọi mặt của đời sống mỗi con người và toàn xã hội.

Đối mặt với những thay đổi này, vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi chúng ta phải vượt qua bằng sự sáng tạo và thích ứng. Sáng tạo và thích ứng vốn là một tiềm năng sẵn có của con người, nhưng khơi dậy được tiềm năng hay không lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội.

Nhờ có sáng tạo và thích ứng, con người tạo ra được những sản phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên không thể có được; tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng và tinh vi.

Trong GD&ĐT, sáng tạo và thích ứng là những yếu tố cốt lõi giúp phát triển năng lực sáng tạo và khả năng thích nghi của người dạy, người học, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, tạo dựng nền kinh tế tri thức và sáng tạo.

Ở nhiều nước, các nội dung giáo dục sáng tạo và thích ứng đã được áp dụng trong các nhà trường từ nhà trẻ tới sau đại học với nhiều hình thức giáo dục được áp dụng rất phong phú…

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý

Kinh nghiệm thực tế từ nhà trường

Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã bàn thảo xung quanh 2 nhóm vấn đề. Thứ nhất nghiên cứu về các giải pháp giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0.

Bà Nguyễn Thị Hương Lệ, Giám đốc Chương trình Sunbot đã trao đổi xung quanh vấn đề Ứng dụng công nghệ Robot Sunbot giáo dục phát triển tư duy kĩ thuật số cho trẻ mầm non. Đây là chương trình được thiết kế dành riêng cho lứa tuổi mầm non  (3-6 tuổi) và được đưa vào giảng dạy tại các trường mầm non.

Chương trình với công nghệ robot 4.0 đã mang lại cho trẻ kiến thức thông qua chính những trải nghiệm của mình với các cuộc phiêu lưu cùng robot Sunbot, rèn luyện cho trẻ tư duy giải quyết vấn đề,  khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm…

Ths Trần Thu Thủy, Phó giám đốc Trung tâm phát triển trí tuệ Viêt Nam (IEV) mang đến Hội thảo lĩnh vực  cần được quan tâm đó là trẻ em ngày nay đang được sống trong một thế giới công nghệ số siêu kết nối, mang kiến thức, trải nghiệm và công dụng hữu ích...

Tuy nhiên, theo cô Thủy sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ và thế giới số khi chưa kịp trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần có để tự bảo vệ bản thân lại khiến thế giới số trở thành một nơi tiềm ẩn nhiều  rủi ro và những mối nguy hại báo động đến sự an toàn của trẻ em.

Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, trường học đóng cửa, ít dịch vụ cộng đồng hơn và sự gia tăng đáng kể thời gian sử dụng thiết bị điện tử và truy cập trực tuyến mà không được kiểm soát, đã làm tăng cao hơn các nguy cơ rủi ro mạng cho trẻ.

Từ sự cấp thiết của vấn đề, cô Thủy khẳng định cần đưa giáo dục trí thông minh kỹ thuật số vào nhà trường, coi đây như một liều Vaccine giúp trẻ em làm chủ và bảo vệ an toàn cho bản thân, cũng như tối ưu hoá các  cơ hội và khả năng của mình trong thế giới kỹ thuật số.

Nhóm vấn đề thứ 2 đã được Hội thảo nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm đó là về các mô hình giáo dục sớm sáng tạo và thích ứng trong giáo dục mầm non.

Ths Lưu Thị Minh Hường, Phó viện trưởng Viện IPD, Giám đốc chuyên môn của Merbaby khẳng định trẻ nhỏ từ 0 đến 3 tuổi  đặc biệt là ở 1000 ngày đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi con người.

Song thực tế ở nước ta, trẻ giai đoạn này chỉ mới chú ý đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe mà chưa được quan tâm đến giáo dục sớm cho tuổi nhà trẻ. Đó là điều thiệt thòi lớn cho trẻ. Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD với quan điểm cần xây dựng mô hình giáo dục nhà trẻ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi vàng này, nhất là đối với trẻ dưới một tuổi.

Hội thảo bàn tới những vấn đề xã hội quan tâm
Hội thảo bàn tới những vấn đề xã hội quan tâm

Cô Nguyễn Thị Giáng Hương, Hiệu trường mầm non Me&Mom, giới thiệu về tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ nhà trẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi có tác động tích cực đến sự phát triển của não bộ trẻ vì giai đoạn này hoạt động của não phải đóng vai trò chủ đạo.

Trong đại dịch Covid-19, khi trẻ không đến trường, nhà trường đã tổ chức các buổi âm nhạc online hướng dẫn cha mẹ sử dụng giáo cụ âm nhạc có sẵn trong gia đình để tạo ra môi trường âm nhạc cho cả trẻ và cha mẹ các bé.

Ths Bùi Thị Tuyết, Hiệu trưởng trường Trường Mầm non thực hành VSK Thăng Long; Ths Lê Khánh Hòa, Hiệu trưởng Hiệu trưởng Trường Mầm non Embassy chia sẻ về vấn đề làm như thế nào để vừa chấp hành nghiêm chỉnh việc phòng chống dịch vừa giúp được các bậc cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ và giữ được đội ngũ giáo viên của trường mình.

Lãnh đạo các nhà trường đều cho rằng dù các trường mầm non gặp nhiều khó khăn, nhưng với tình thương yêu trẻ, yêu nghề, dưới sự chỉ đạo của Viện IPD và sự quyết tâm của các chủ đầu tư, các cơ sở này đã vượt qua các thử thách, nỗ lực phát huy các sáng kiến để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ qua sự kết hợp chương trình giáo dục sớm của Viện với chương trình giáo dục mầm non hiện hành của Bộ GD&ĐT…

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ