Tập huấn cho cán bộ, giáo viên về giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

GD&TĐ - Trong các ngày từ 30/11 đến 3/12, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán toàn quốc nội dung giáo dục thích ứng với BĐKH và BVMT trong các cơ sở giáo dục mầm non.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại chương trình tập huấn
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại chương trình tập huấn

Chương trình tập huấn được tổ chức với hơn 400 điểm cầu; hơn 15.000 lượt truy cập trên youtube cho thấy hiệu ứng rõ nét trong việc nhận thức cao về vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) và thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).

PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN cho biết: Với sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn lực tài chính của Tổ chức UNICEF, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn Tài liệu tập huấn Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu trong trường mầm non và Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.Bộ tài liệu có sự tham gia của các chuyên gia Tổng cục phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), chuyên gia củaTrung tâm Quy hoạch phát triển, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, Bộ KH&CN.

PGS Nguyễn Bá Minh đặc biệt nhấn mạnh: Trẻ em độ tuổi mầm non còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn hạn chế nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về giáo dục thích ứng, phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ tác động của BĐKH và BVMT trong các cơ sở GDMN là giải pháp cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài.

Chương trình tập huấn thu hút đông đảo cán bộ quản lý và GDMN trên cả nước tham gia
Chương trình tập huấn thu hút đông đảo cán bộ quản lý và GDMN trên cả nước tham gia

Dựa trên bộ Tài liệu, chương trình tập huấn đã hướng dẫn cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong các cơ sở GDMN, giáo dục và hình thành ở trẻ nhận thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường; tạo thói quen, nếp sống xanh bảo vệ môi trường sống xung quanh. Việc giáo dục, hình thành cho trẻ ý thức, thái độ, hành vi đúng với môi trường xung quanh cần phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non.

Tài liệu cũng giúp các CBQL và GV nắm được nguyên tắc tích hợp lồng ghép, thực hiện nội dung giáo dục trẻ thích ứng với BĐKH và BVMT trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; biết cách xây dựng kế hoạch, phát triển nội dung và tổ chức các hoạt động giáo dục; xác định được việc hình thành các kỹ năng, thói quen và ý thức cho trẻ bảo vệ môi trường cần có phải được rèn luyện thường xuyên và biết cách xây dựng môi trường giáo dục ở nhóm/lớp/trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện;

Các cán bộ tập huấn cũng lưu ý GV chú trọng đến việc sử dụng các đồ chơi học liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần làm đồ chơi cho trẻ; CBQL và GV xác định được vai trò của gia đình và cộng đồng, phát huy được vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc nâng cao hiệu quả thích ứng BĐKH và giáo dục BVMT ở các cơ sở GDMN.

BộTài liệu được biên soạn, tập huấn nhằm giúp cán bộ quản lí giáo dục và GVMN có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường... từ đó có thể tích hợp nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non, góp phần thực hiện hành động, lối sống văn minh tại nhà trường, đóng góp tích cực vào việc phòng ngừa và ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...