Các nhà khoa học tìm ra nơi an toàn nhất trong một vụ nổ hạt nhân

GD&TĐ - Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vị trí mà họ cho là an toàn nhất trong nhà khi xảy ra một vụ nổ hạt nhân.

Một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: Sputnik)
Một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: Sputnik)

Bom hạt nhân nổi tiếng là kẻ hủy diệt tuyệt đối. Chúng thực sự có thể tàn phá một khu vực rộng lớn và khiến con người phải bỏ mạng theo nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sống sót sau một vụ nổ hạt nhân, miễn là bạn ở đủ xa vị trí ban đầu của quả cầu lửa.

Việc bạn đang ở bên trong hay bên ngoài nhà, cũng như loại nhà bạn đang ở đều rất quan trọng. Tuy nhiên, vị trí của bạn bên trong nhà cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sống sót khi xảy ra một vụ nổ hạt nhân.

Giáo sư Dimitris Drikakis tại Đại học Nicosia ở Síp là đồng tác giả của nghiên cứu trên. Ông cho biết: "Trước nghiên cứu của chúng tôi, mối nguy hiểm đối với những người bên trong tòa nhà bê tông cốt thép chịu được sóng nổ là không rõ ràng".

Công trình của họ được công bố trên tạp chí Vật lý chất lỏng hôm 17/1.

Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình máy tính tiên tiến để xem luồng không khí từ một quả bom hạt nhân đi qua một cấu trúc vẫn đứng vững như thế nào. Họ đã xem xét tốc độ không khí ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm cửa sổ, cửa ra vào, hành lang và các phần khác nhau của căn phòng, để xem nơi tồi tệ nhất là ở đâu.

Đồng tác giả và giáo sư Nicosia Ioannis Kokkinakis cho biết các vị trí nguy hiểm nhất trong nhà cần tránh là cửa sổ, hành lang và cửa ra vào.

"Mọi người nên tránh xa những địa điểm này và ngay lập tức trú ẩn. Ngay cả khi ở trong căn phòng phía trước đối diện với vụ nổ, người ta vẫn có thể an toàn trước tốc độ không khí ở mức cao nếu định vị ở các góc tường đối diện với vụ nổ."

Tất nhiên, thời gian giữa vụ nổ và sóng xung kích xuất hiện có thể chỉ là vài giây, vì vậy bạn sẽ phải phản ứng rất nhanh khi thời điểm đến.

Các tác giả lưu ý rằng ngoài sóng xung kích, một quả bom hạt nhân còn mang đến vô số mối nguy hiểm khác, bao gồm bụi phóng xạ, các tòa nhà bị hư hại có thể đổ nát và sụp đổ, hư hỏng đường dây điện, đường khí đốt và tất nhiên là cả đám cháy do chính quả cầu lửa gây ra.

"Mọi người nên quan tâm đến tất cả những điều trên và tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức" – ông Drikakis lưu ý.

Tất nhiên, tình huống dễ sống sót nhất là các quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.