Các đồng minh lớn của Mỹ ngày càng xích lại gần Nga - Trung

GD&TĐ - Mỹ đang cảm thấy đặc biệt lo ngại khi Nga và Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.

Các đồng minh lớn của Mỹ ngày càng xích lại gần Nga - Trung

Một số đồng minh hàng đầu của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm cả nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Saudi Arabia đang tiến gần hơn đến quỹ đạo của Nga và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình địa chính trị bên cạnh cuộc chiến Ukraine, hai nhà báo Sam Daguerre và Fiona McDonald của tờ Bloomberg đã đưa ra nhận định nói trên.

Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập chuẩn bị gia nhập nhóm BRICS gồm các thị trường mới nổi, sau khi được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi.

Họ có khả năng sẽ trở thành thành viên của liên minh vào đầu năm tới, cùng với Iran, Argentina và Ethiopia.

"Thực tế này cho thấy các đồng minh chính của Washington ở Trung Đông đang xích lại gần Nga và Trung Quốc hơn", ấn phẩm Bloomberg nói rõ.

Nhóm BRICS đang tìm kiếm giải pháp xóa bỏ sự thống trị của đồng USD trong thương mại và một số quốc gia đã quyết định tham gia phong trào này.

Sự mở rộng mạnh mẽ như vậy dự báo sẽ tạo ra làn sóng thành lập một liên minh toàn cầu mới. Điều này nếu xảy ra sẽ chấm dứt quyền bá chủ của Mỹ.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi đã thống nhất về việc kết nạp thêm thành viên.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi đã thống nhất về việc kết nạp thêm thành viên.

Việc vội vàng giành một ghế trong liên minh đối lập với phương Tây báo hiệu quyết tâm của Saudi Arabia, UAE và Ai Cập trong việc củng cố vị thế cường quốc khu vực của họ, đồng thời tránh phải chọn phe trong một thế giới ngày càng bị chia rẽ giữa Washington, Moskva và Bắc Kinh.

Các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông đang chơi trò chơi của riêng mình, họ không muốn trở thành những "quân cờ" và họ không từ chối nếu nhận được tầm quan trọng về mặt địa chính trị.

"Họ tập trung vào việc cân bằng và duy trì mối quan hệ với nhiều cường quốc thay vì chọn phe và tham gia vào cuộc cạnh tranh cho những kế hoạch lớn hơn", chuyên gia Anna Jacobs - nhà phân tích cấp cao của International Crisis Group nhận xét.

Tất nhiên, Mỹ đang cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của việc mở rộng BRICS.

Đầu tuần này, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, Washington không coi đây là đối thủ địa chính trị đầy hứa hẹn.

Mặc dù vậy, lời nhận xét của Mỹ bị xem như chỉ là một thủ đoạn chính trị, sức mạnh ngày càng tăng của BRICS là điều hiển nhiên, đặc biệt trong bối cảnh mở rộng sắp tới, chắc chắn khối này sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Washington và các đồng minh phương Tây.

Các quốc gia thuộc Khối BRICS thảo luận về việc kết nạp thêm thành viên.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ