Các đại dương trên thế giới đang tới "giai đoạn tuyệt chủng"

Các đại dương trên thế giới đang tới "giai đoạn tuyệt chủng"

(GD&TĐ) – Những thế hệ tiếp theo có thể không còn cơ hội bơi trên những rặng san hô hay ăn một loại hải sản nào đó vì các đại dương trên thế giới đang đi tới “giai đoạn tuyệt chủng” do tác động của con người trong việc đánh bắt quá mức và do biến đổi khí hậu – các nhà khoa học vừa cảnh báo.

Con người đã tạo ra tác động xấu tới đại dương
Con người đã tạo ra tác động xấu tới đại dương

Một nghiên cứu từ một ủy ban các chuyên gia về biển quốc tế nói rằng điều kiện các vùng biển thế giới đang tồi tệ hơn so với dự đoán.

Tại một cuộc hội thảo của ĐH Oxford, Anh, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng toàn bộ hệ sinh thái, như các rặng san hô, có thể bị mất đi chỉ trong một thế hệ.

Những lượng cá lớn đã bị giảm đi, dẫn tới nguy cơ tăng giá thực phẩm và thậm chí gây ra nạn đói ở một số vùng trên thế giới.

Các chuyên gia cho rằng lượng carbon dioxide trong khí quyển đã đẩy nhiệt độ của đại dương tăng lên, khiến tảo biển phát triển và chúng đã làm giảm lượng ôxy, tăng lượng acid trong nước.

Những điều kiện này rất giống với đợt tuyệt chủng lớn đã xảy ra trước đây trong lịch sử Trái đất.

Các chuyên gia kêu gọi có những biện pháp khẩn cấp để cắt giảm khí thải carbon, giảm bớt việc đánh bắt cá, đóng cửa những hoạt động khai thác hải sản không bền vững, tạo ra những khu vực biển được bảo vệ và giảm sự ô nhiễm.

Phương Hà (Theo Telegraph)
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ