Để giảm nguy cơ cũng như nâng cao sức đề kháng và khả năng phục hồi ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý tới các bước sau:
1. Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ
Việc giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn giữ con mình trong nhà và hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Việc để trẻ được vận động và tự do vui chơi ngoài trời cũng đem lại nhiều lợi ích cho hệ hô hấp, nhưng cần chú ý tới thời gian, nhất là trong mùa lạnh.
2. Lau chùi thường xuyên những chiếc điều khiển từ xa
Điều này nghe có vẻ không hợp lý nhưng thực sự những chiếc điều khiển từ xa không sạch sẽ như bạn vẫn nghĩ.
3. Tập cho trẻ thói quen rửa tay
Việc thường xuyên và tự giác rửa tay sau khi vui chơi hay tiếp xúc với nhiều đồ vật là cách hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ mà còn có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi. Vì vậy, hãy tập cho trẻ và giúp chúng giữ thói quen này đến suốt đời.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Điều này có thể được thực hiện bằng việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý tới việc cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn để đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ phát triển ổn định và toàn diện nhất.
5. Chú ý tới nhiệt độ của trẻ
Nếu trẻ sốt cao trên 38,8oC hay sốt trên 37,7oC kéo dài ba ngày hoặc hơn thì bạn cần ngay lập tức đưa trẻ tới các trung tâm y tế. Ở trẻ em, nếu có bất kỳ vết thương nào bị nhiễm trùng thì nhiệt độ cơ thể có thể tăng tới trên 38oC.
6. Hạn chế sử dụng kháng sinh
Nhiều bậc phụ huynh thường lập tức mua kháng sinh về cho trẻ uống nếu phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm virus. Tuy nhiên, điều này không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn có hại đối với trẻ.
7. Hạ sốt
Việc tìm cách hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bạn có thể để cơ thể trẻ tự “chữa bệnh” nếu nhiệt độ đã xuống dưới 37,7oC vì khi đó là lúc hệ miễn dịch của trẻ đang gửi các tế bào bạch cầu tới khu vực nhiễm trùng để kiểm soát và giải quyết chúng.
8. Giúp trẻ vận động nếu có thể
Việc trẻ luôn nằm dài trên giường hoặc sofa mỗi khi bị nhiễm virus có thể khiến dịch nhầy bị trữ trong cổ họng và ngực. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con mình đứng dậy và đi lại xung quanh nhà nếu tình trạng sức khỏe cho phép.
9. Tiêm phòng
Tiêm phòng là một trong những cách hiệu quả để chủ động xây dựng hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là những bệnh liên quan tới virus như cúm…