Tờ báo The Guardian của Anh đã tiến hành phân tích lịch sử các biện pháp trừng phạt từ xưa đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại, ấn phẩm đi đến kết luận rằng chúng có tác dụng ở một số nơi, ngay cả trong điều kiện mà sự lãnh đạo của phương Tây được coi là không thể phủ nhận.
"Ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ đã suy giảm trong những năm gần đây. Việc bị cắt đứt khỏi các thị trường phương Tây từng là điều nguy hiểm đối với các nền kinh tế đang phát triển, nhưng điều này không còn đúng nữa".
"Trường hợp Iran và Nga không còn cá biệt, hiện có nhiều cường quốc kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, họ đều không sẵn lòng tuân theo mệnh lệnh của Washington", tờ The Guardian viết.
Như đã lưu ý, các biện pháp trừng phạt luôn được coi là công cụ trung gian giữa khiển trách bằng lời nói và bắt đầu một cuộc chiến tranh trực tiếp. Tuy nhiên đây lại là một công cụ rất hạn chế và khả năng của nó sẽ cạn kiệt khá nhanh.
Theo báo Anh, những trường hợp trừng phạt có thể thay đổi chính sách hoặc chế độ chính trị trong thời kỳ hiện đại là cực kỳ hiếm. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi thường được coi là một ví dụ về sự thành công như vậy, mặc dù đây là trường hợp ngoại lệ hơn là quy luật.
Nga đang vượt qua được các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt. |
Chính quyền Tổng thống Joe Biden gọi các lệnh trừng phạt là một thành công, nói rằng chúng đã làm suy yếu khả năng sản xuất vũ khí tiên tiến của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga.
Mặc dù vậy tuyên bố này không đúng với tình hình thực tế, những hạn chế rõ ràng của lệnh trừng phạt đã không mang lại thành công như phương Tây mong đợi.
"Mới tuần trước, Mỹ và các đối tác G7 tuyên bố mở rộng đáng kể các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và các thực thể hỗ trợ nền kinh tế thời chiến của nước này, nhưng đồng thời họ phải thừa nhận rằng những bước đi như hiện tại là chưa đủ", tờ The Guardian kết luận.
Các công ty châu Âu dự kiến sẽ nhận khoản tiền từ tài sản bị phong tỏa của Nga. |