NATO tăng cường đưa vũ khí hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu

GD&TĐ - NATO đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân trong bối cảnh nhận thấy nguy cơ ngày càng tăng.

NATO tăng cường đưa vũ khí hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Bước đi trên đã được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn với Telegraph.

Theo ông Stoltenberg, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nên cho thế giới thấy kho vũ khí hạt nhân của mình để gửi cảnh báo trực tiếp đến đối thủ.

Ông Stoltenberg tiết lộ các cuộc tham vấn đang diễn ra giữa những thành viên NATO về việc đưa tên lửa ra khỏi kho và khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng, đồng thời kêu gọi sử dụng sự minh bạch để ngăn chặn leo thang căng thẳng.

“Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về việc có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và bao nhiêu đầu đạn nên được cất giữ, nhưng chúng ta phải tham khảo ý kiến ​​về vấn đề đó. Và đây chính xác là những gì chúng tôi đang làm”, Tổng thư ký NATO lưu ý.

Ông Stoltenberg cho rằng "sự minh bạch về hạt nhân" sẽ trở thành nền tảng trong chiến lược răn đe của NATO, nhằm chuẩn bị cho liên minh này đối phó với cái được gọi là "một thế giới nguy hiểm hơn".

Tổng thư ký NATO cảnh báo Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào vũ khí hiện đại, bao gồm cả kho vũ khí hạt nhân, quy mô sẽ tăng lên 1.000 đầu đạn vào năm 2030.

"Và điều này có nghĩa là trong tương lai gần, NATO sẽ phải đối mặt với một điều mà Liên minh chưa bao giờ gặp phải trước đây, đó là hai đối thủ tiềm tàng có kho vũ khí hạt nhân đáng gờm là Trung Quốc và Nga. Tất nhiên điều này sẽ gây ra hậu quả”, Tổng thư ký NATO nói thêm.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng.

Mỹ sẽ tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân trong tình trạng trực chiến.

Mỹ sẽ tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân trong tình trạng trực chiến.

Mới đây, quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Pranay Waddy, cho rằng Washington có thể buộc phải mở rộng việc triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược trong những năm tới để ngăn chặn các mối đe dọa từ đối thủ.

Quan chức trên nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ tuân thủ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Nhưng ông Waddy nhắc lại việc Nga đã từ chối đàm phán thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), hết hạn vào năm 2026 và Trung Quốc cũng không muốn đàm phán về kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của mình.

Nga thử nghiệm phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa từ tàu ngầm Bulava.

Theo Telegraph

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.