Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể

Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể

Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho biết: “Trong xét công nhận lần này có 111 hồ sơ, trong đó khẩn cấp có 15 hồ sơ. Có 76 di sản đã được công nhận. Trung Quốc có nhiều di sản được công nhận nhất (22/30), Nhật Bản đứng thứ 2 với 13/14 hồ sơ được công nhận di sản văn hóa. Hơn 1/3 số hồ sơ bị loại vì di sản đó không thật xác hợp với ý nghĩa, bản sắc. Cùng đó, các hồ sơ cũng không chứng minh được quá trình tồn tại, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác…”.

Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể ảnh 1
Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa thông báo Quyết định của UNESCO

Trong Quyết định số 4. Com 14.12 và 4. Com 13.76, UNESCO quyết định Ca trù và Quan họ Bắc Ninh đã đáp ứng các tiêu chí được ghi danh và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và danh sách Đại diện của Nhân loại.

Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang xây dựng chuyên đề Dân ca Quan họ Bắc Ninh để đưa vào giảng dạy ở nhà trường từ THCS đến THPT trong chương trình văn học địa phương. Thành lập khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật của Bắc Ninh và Bắc Giang…

Bộ Văn Hóa – Thể thao & Du lịch cũng đưa ra các biện pháp bảo vệ di sản Ca trù và Quan họ Bắc Ninh.

Theo đó, trong thời gian tới, ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ kiểm kê và hệ thống hóa các tư liệu Ca Trù ở 14 tỉnh, thành phố có Ca trù, từ đó phân loại tư liệu, hiện vật có lien quan để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về Ca trù tại Viện Âm nhạc. Cùng đó, sẽ nghiên cứu và xuất bản sách về nghệ thuật hát Ca trù; Xây dựng giáo trình giáo trình đào tạo Ca trù, nhằm đưa nghệ thuật Ca trù vào giảng dạy trong các học viện Âm nhạc ở Việt Nam; Dịch thuật gần 4.000 trang các tài liệu Hán Nôm về Ca trù, xuất bản cuốn sách “Tuyển tập các tư liệu Hán Nôm về Ca trù”. Tất cả các công việc trên đều nhằm mục đích phục vụ cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về những đặc trưng độc đáo của Ca trù, đồng thời góp phần xã hội hóa, truyền bá vốn di sản văn hóa này ra cộng đồng và thế giới.

Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể ảnh 2
Ca trù đã được công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Ngành Thể thao - Văn hóa và Du lịch còn phụ hồi và truyền dạy Ca trù trong xã hội bằng cách hỗ trợ 12 nghệ nhân Ca trù lão thành. Tổ chức 14 lớp truyền dạy Ca trù chuyên sâu tại 14 tỉnh, thành có Ca trù, để cá nghệ nhân nhanh chóng truyển 30 cách hát và 8 thể cách múa trong Ca trù cho lớp trẻ… 84 lớp phổ cập Ca trù cũng sẽ được mở ở 14 tỉnh thành này…

Trong thời gian từ năm 2010 – 2015 sẽ tổ chức 02 cuộc Liên hoan Ca trù toàn quốc. Cùng đó sẽ truyền bá và phổ cập nghệ thuật Ca trù trong các trường phổ thông và đại học bằng cách xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu, làm quen với nghệ thuật Ca trù. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề… Biên soạn, in ấn các tài liệu giới thiệu về Ca trù phù hợp với các cấp học từ THCS đến đại học.

Bà Phạm Minh Hương, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam nhận mạnh: “Hiện, chúng tôi đã sưu tầm Ca trù ở các địa phương, và thấy mỗi địa phương Ca trù có một đặc điểm khác nhau. Chính vì thế vẫn chưa có tiêu chí thống nhất hát Ca trù như thế nào. Chúng tôi chỉ tạm phân chia làm 3 vùng, chủ yếu theo địa lý. Trong đó chỉ có một chút về tính đậm đặc, tính địa phương của Ca trù. Tuy nhiên, cũng chưa thể đưa những đặc điểm này thành trường phái…” 

Đối với Quan họ Bắc Ninh, Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch cùng với tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sớm hoàn thiện danh sách nghệ nhân Quan họ. Từ đó xây dựng chính sách đãi ngộ với nghệ nhân như lương, phụ cấp, nhất là các nghệ nhân trong diện: “Báu vật nhân văn sống”.

Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ cùng phối hợp để tổ chức các Liên hoan Quan họ Bắc Ninh định kỳ 2 năm/lần, trên cơ sở Fesrival Quan họ Bắc Ninh theo địa bàn huyện 1 năm/lần. Xây dựng Hội Lim thành một trung tâm văn hóa quan họ, có khu trình diễn, thực hiện dự án trồng cây xanh, trung tu lăng Nguyễn Diên trên đồi Lim… Phục hồi tập quán, tín ngưỡng và các lệ hội lien quan đến dân ca Quan họ Bắc Ninh ở các làng quê, khôi phục việc hát thi lấy giải của các làng quan họ.

Thành lập hiệp hội nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh. Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt nam sẽ nghiên cứu giúp đỡ cộng đồng tổ chức tự quản lý, thực hiện các chương trình truyền dạy, phục hồi kỹ thuật hát quan họ theo lối truyền thống.

Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang xây dựng chuyên đề Dân ca Quan họ Bắc Ninh để đưa vào giảng dạy ở nhà trường từ THCS đến THPT trong chương trình văn học địa phương. Thành lập khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật của Bắc Ninh và Bắc Giang…

Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể ảnh 3
Quan họ sẽ được giảng dạy trong các trường THCS và THPT ở Bắc Ninh và Bắc Giang

Đại diện UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Hiện nay, nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh phần lớn đã cao tuổi. một số cụ đã mất. Trước đây, khi chưa có Luật Di sản, chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế nghệ nhân Quan họ. Đối với những nghệ nhân, chúng tôi sẽ tôn vinh, cấp chứng nhận kèm 5 triệu đồng. Tuy nhiên, các nghệ nhân Quan họ rất say mê truyền thụ cho thế hệ sau mà không quan tâm nhiều lắm đến thù lao. Năm 2010 sắp tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức Hội thi hát dân ca Quan họ lần thứ 20. Tới đây, chúng tôi sẽ đề nghị Bắc Giang phối hợp để có những hoạt động bảo tồn di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh”.

Trần Nhật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường THPT Hoàng Quốc Việt, TP Yên Bái vận dụng công nghệ giúp học sinh ôn tập.

Sẵn sàng cho kỳ thi cuối cấp

GD&TĐ - Kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến gần, các trường tại tỉnh Yên Bái tích cực tổ chức ôn tập...