Cả sở chỉ huy Lữ đoàn 110 Ukraine thiệt mạng vì tổ chức họp trên điện thoại

GD&TĐ -Nguồn tin từ Ukraine cho biết, toàn bộ chỉ huy Lữ đoàn 110 của Lực lượng Vũ trang Ukraine có thể đã thiệt mạng do thông tin rò rỉ từ điện thoại.

Cả sở chỉ huy Lữ đoàn 110 Ukraine thiệt mạng vì tổ chức họp trên điện thoại

Theo một số nguồn tin của Ukraine, vào ngày 01/7, tòa nhà nơi diễn ra cuộc họp của Sở chỉ huy của Lữ đoàn 110, Lực lượng Vũ trang Ukraine nằm trong khu định cư Gulyaipole (Hulyaipole) thuộc vùng Dnipropetrovsk, miền trung Ukraine đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các cuộc tấn công từ hai tên lửa Iskander-M.

Hậu quả của cuộc tấn công tên lửa này đã khiến tòa nhà bị san phẳng, chỉ huy lữ đoàn Cơ giới Độc lập 110 là Đại tá Serhiy Zakharevych, Lữ đoàn phó Dmitry Romanyuk, tham mưu trưởng Valery Mirzaev và các sĩ quan khác của lữ đoàn này này đã bị thiệt mạng.

Tổng cộng, theo một số báo cáo từ Ukraine, tổn thất của lữ đoàn này lên tới ít nhất 70 quân nhân, mà chủ yếu là sĩ quan cao cấp chỉ huy lữ đoàn. Ngoài ra, còn có 30 người khác bị thương.

Theo thông tin riêng của giới truyền thông Ukraine, cuộc tấn công vào Sở chỉ huy Lữ đoàn 110 của Lực lượng Vũ trang Ukraine, dẫn đến cái chết của chỉ huy lữ đoàn và những sĩ quan chỉ huy khác của của sở chỉ huy, có thể đã được thực hiện trên cơ sở thông tin rò rỉ từ chính sở chỉ huy lữ đoàn.

Các chi tiết của cuộc họp ở sở chỉ huy lữ đoàn, được cho là đã được thảo luận trước trong một nhóm công tác với hàng trăm người tham gia, đã kết thúc một cách bi thảm bởi một cuộc tấn công tên lửa của Quân đội Nga.

Người ta cho rằng, thông tin về nội dung công việc, địa điểm tổ chức và số lượng người tham gia cuộc họp bị rò rỉ có thể do virus của Nga hoặc do một trong những thành viên trong nhóm bị mất điện thoại, thậm chí là có người trong lữ đoàn là gián điệp của Nga.

Mặc dù sau sự cố này, Bộ tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bắt đầu ban hành lệnh cấm liên lạc trong các nhóm công tác bằng máy nhắn tin khẩn cấp, nhưng các chuyên gia cho rằng những hạn chế như vậy là không hiệu quả.

Trên thực tế, sau khi triển khai một chỉ thị, mệnh lệnh nào đó, các thành viên trong nhóm công tác cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn và cần phối hợp chặt chẽ với nhau nên mới sinh ra các nút liên lạc ngang, và lực lượng tình báo mạng của đối phương sẽ nhằm vào các nhánh đó.

Do đó, không có lệnh nào có thể hủy bỏ cái gọi là “liên lạc ngang” tức là liên lạc riêng giữa các thành viên trong nhóm vốn có số lượng không nhỏ, mà trong đó, không phải ai cũng có ý thức tuyệt đối bảo mật, nên loại hình liên lạc này cực kỳ dễ bị các loại rò rỉ khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiết dạy học văn hóa tại Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Ảnh: NTCC

'Vừa tuyển, vừa chờ' học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Nghệ An có kế hoạch sắp xếp lại các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn theo hướng tinh gọn, phù hợp tình hình mới và nhu cầu người học.