Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới

Một con bướm đa hình nửa nam nửa nữ cực hiếm mới được phát hiện tại Trung tâm Thế giới Bướm thuộc St Albans, Hertfordshire, Anh. 
Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới

Theo các chuyên gia tại trung tâm, tỷ lệ xuất hiện loài bướm đa hình lưỡng tính chỉ vào khoảng 1/10.000, tức 0,01%.


Bướm đa hình lưỡng tính có ngoại hình rất độc đáo. Bên trái là phần “đàn ông” với màu sắc gần như đen hoàn toàn. Trong khi đó, bên phải là phần “nữ tính” có màu đỏ vàng xen kẽ. Ngoài ra, hai bộ phận sinh dục cũng được tách biệt hoàn toàn từ giữa bụng xuống.

Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới ảnh 1

Bướm đa hình lưỡng tính mang đặc điểm của cả bướm đực và bướm cái.


Louise Hawkins - một nhà nghiên cứu bướm tại trung tâm cho biết: "Hiện tượng lưỡng tính của bướm xuất hiện từ rất sớm. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì nhiễm sắc thể giới tính đã phân chia không đúng trong quá trình tạo bướm".


Mặc dù rất độc đáo, nhưng tuổi đời của bướm đa hình lưỡng tính không cao do các bộ phận trong cơ thể có chút lẫn lộn.


Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới ảnh 2
Bướm đa hình đực thường có màu đen tuyền…

Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới ảnh 3
... Trong khi bướm đa hình cái có cánh vàng, đốm hồng đỏ.


Trên thế giới, đã từng xuất hiện nhiều con vật cũng có tình trạng lưỡng tính mang đặc điểm của cả hai giới. Năm 2008, một giáo viên tại bang Illinois, Mỹ đã phát hiện một con chim Hồng tước có ngoại hình rất lạ khi một nửa màu đỏ của chim đực và một nửa màu xám của chim cái.


Năm 1752, một ngư dân tại Newgate, Anh cũng bắt được con tôm hùm có đủ bộ phận của tôm cái và tôm đực.


Tiến sĩ H. E. Schaef cũng từng phát hiện một con gà có mào đỏ rực ở một phía, trong khi phần cơ thể còn lại nhạt hơn rất nhiều.


Bướm đa hình lưỡng tính cực hiếm trên thế giới ảnh 4
Một con chim Hồng tước lưỡng tính có ngoại hình hai màu tách biệt độc đáo.
Theo Trí thức trẻ
Ảnh minh họa/INT

Hỗn loạn còn tiếp diễn?

GD&TĐ - Sức nóng phản đối trên chính trường đã lan rộng ra đường phố khi nhiều người Pháp xuống đường biểu tình để phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Học viên thực hành thi lái xe trên sa hình.

Người 'mù chữ' có… bằng lái xe

GD&TĐ -Không biết đọc, viết nên rất nhiều đồng bào vùng cao phải tham gia giao thông 'chui' trong suốt thời gian dài bởi không đủ điều kiện thi và cấp GPLX.
Bệnh nhân Thalassemia ăn gì thì tốt?

Bệnh nhân Thalassemia ăn gì thì tốt?

GD&TĐ - Chuyên gia bệnh viện Trung ương quân đội 108 khuyến cáo những loại thực phẩm được khuyên dùng trong chế độ ăn người bệnh Thalassemia.