Bức tranh xấu xí của Facebook năm 2018

2018 sắp đi đến hồi kết. Đây cũng chính là khoảng thời gian để đánh giá lại mọi thứ trong năm. Liệu Facebook có thể tưởng tượng nổi bức tranh 2018 của họ "xấu xí" đến nhường nào?

Bức tranh xấu xí của Facebook năm 2018

Một năm nữa qua đi, Facebook lại cho người dùng trải nghiệm phút giây nhìn lại những bức ảnh, sự kiện mà họ đã đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội này trong năm. Video ngắn “Year in Review” được mã hóa riêng cho từng cá nhân trong số 2,2 tỷ người dùng.

Nhưng người ta có thể nói gì về một năm của chính Facebook?

Từ câu chuyện người thiểu số ở Myanmar cho đến tin giả về sóng thần tại Brazil, đây là năm mà “Move fast and break things” (châm ngôn về sự liều lĩnh tại Facebook) nhận được sự chú  ý.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 1

Mark Zuckerberg sẽ nhìn lại năm 2018 của Facebook như thế nào? Ảnh: Getty.

Thêm vào đó là những sự kiện như Cambridge Analytica, nhiều giám đốc từ chức, tăng trưởng trì trệ và giá cổ phiếu sụt giảm. Thật dễ dàng để vẽ ra một bức họa về một công ty liên tục chìm đắm trong khủng hoảng.

Dưới đây là những sự kiện tiêu biểu cho một năm 2018 đầy ám ảnh với Facebook:

4/1: Cam kết cho năm mới 2018

Hàng năm, Mark Zuckerberg thường chọn một “thử thách cá nhân” như học tiếng Quan Thoại, đọc nhiều sách, hay thăm tất cả 50 tiểu bang. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, “thử thách” mà tỷ phú trẻ tuổi này chọn là “tập trung khắc phục” các vấn đề còn tồn đọng của Facebook.

“Facebook có rất nhiều việc phải làm nhằm bảo vệ cộng đồng của chúng ta khỏi sự lạm dụng và ghét bỏ, chống lại sự can thiệp từ các quốc gia khác, đảm bảo thời gian dành cho Facebook là hữu ích”, Zuck (tên gọi thân mật của Mark Zuckerberg) viết.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 2
Mark Zuckerberg luôn đặt ra thử thách cho năm mới. Ảnh: AP.

14/1: Đại tu News Feed

Mạng xã hội này không lãng phí bất kỳ thời gian nào để cố gắng đưa mọi thứ trở lại đúng hướng, điển hình là cải tiến thuật toán News Feed được thiết kế để ưu tiên “các tương tác xã hội có ý nghĩa”, qua đó hạn chế nội dung giật gân và tin tức giả mạo.

25/1: Lời chỉ trích tại Davos

Tỷ phú George Soros có một thông điệp đầy khó chịu gửi đến Facebook và Google trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos: “Phải mất 8 năm rưỡi để Facebook đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên và chỉ mất nửa thời gian đó để có thêm 1 tỷ người dùng tiếp theo.

Với tốc độ này, Facebook sẽ biến toàn bộ con người trên trái đất thành khách hàng của họ trong vòng chưa đầy 3 năm… Các nhà độc quyền Internet không có thiện chí muốn bảo vệ xã hội trước hành động của họ. Điều này khiến họ trở thành mối đe dọa lớn".

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 3
Tỷ phú George Soros tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ảnh: CNBC.

16/2: Nhân vật chính trong cuộc điều tra can thiệp bầu cử Mỹ

Mục tiêu chính của cuộc điều tra do Robert Mueller, công tố viên đặc biệt thời điểm đó, thực hiện là làm rõ cách người Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Trong đó, Facebook và Instagram đóng vai trò chính trong vụ việc tuyên truyền các thông tin sai lệch. Hai nền tảng này được nhắc tên 41 lần trong 37 trang tài liệu. 

7/3: Sri Lanka chặn Facebook trong bạo loạn

Tháng 3 năm nay, chính phủ Sri Lanka chặn truy cập vào Facebook và các nguồn truyền thông xã hội khác sau khi các cuộc bạo loạn chống Hồi giáo trở nên nguy hiểm.

Facebook cho biết họ lo ngại rằng chính phủ đang hạn chế quyền truy cập thông tin. Nhưng các quan chức nước này cho rằng lý do chính là công ty của Mark Zuckerberg đã không ngăn chặn sự lan truyền của ngôn từ thù hận và kích động bạo lực.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 4
Facebook bị được cho nguyên nhân cho bất ổn ở Sri Lanka khi lan truyền ngôn từ thù hằn tại quốc gia này. Ảnh: EPA

12/3: Liên Hợp Quốc lên án Facebook kích động thù hằn ở Myanmar

Không chỉ ở Sri Lanka, các nhà điều tra ở Liên Hợp Quốc lên án Facebook vì đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy cuộc tấn công nhằm vào người Rohingya thiểu số ở Myanmar.

“Tôi sợ rằng Facebook giờ đây đã trở thành một con quái vật, không như những gì nó dự tính ban đầu”, điều tra viên Yanghee Lee chia sẻ.

17/3: Bê bối Cambridge Analytica

Tờ The Observer đã giải đáp câu chuyện về phương thức mà dữ liệu cá nhân của 50 triệu người dùng Facebook đã được lấy đi không chính đáng nhằm phục vụ mục đích chính trị cho Donald Trump.

“Chúng tôi đã khai thác Facebook để thu về hàng triệu hồ sơ cá nhân. Và từ đó, chúng tôi xây dựng các mô hình để tiếp tục khám phá những thứ ẩn sâu nhất bên trong từng cá nhân. Đấy là cơ sở hình thành nên Cambridge Analytica”, Christopher Wylie nói trên The Guardian.

20/3: Zuck ở đâu?

Trong 5 ngày, Mark Zuckerberg giữ im lặng về sự việc trên, bất kể việc sụt giảm nghiêm trọng của cổ phiếu Facebook trên sàn chứng khoán, cũng như các lời kêu gọi điều tra của những nhà lập pháp, và sự bắt đầu của phong trào #DeleteFacebook.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 5
Phong trào #DeleteFacebook nổi lên sau bê bối Cambridge Analytica. Ảnh:The Guardian.

Trong số những nhân vật xóa tài khoản trang xã hội này có Elon Musk và đồng sáng lập của WhatsApp, Brian Acton, người đã bán ứng dụng nhắn tin này cho Facebook với giá 22 tỷ USD.

22/3: Tour xin lỗi bắt đầu

Zuck cuối cùng đã phá vỡ sự im lặng của mình và lên tiếng.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn, và nếu chúng tôi không thể, chúng tôi không xứng đáng được phục vụ các bạn”, ông chủ Facebook phát biểu trong cuộc điều trần.

5/4: Vấp váp đầu tiên trong tour xin lỗi

Trong một trong nhiều cuộc phỏng vấn xin lỗi của mình sau sự kiện Cambridge Analytica, Zuckerberg đã nhận công rằng "hệ thống" của Facebook đã phát hiện và ngăn chặn những phát ngôn thù địch và kích động ở Myanmar.

Thế nhưng, các nhóm xã hội dân sự ở Myanmar đã đáp rằng chính họ chứ không phải Facebook đã làm điều đó. Facebook phải mất hơn bốn ngày để hành động.

10/5: Điều trần ở Capitol Hill

Trong 2 ngày điều trần tại Capitol Hill, Mark Zuckerberg trả lời các câu hỏi từ phía các nhà lập pháp Mỹ. Zuck đã giải thích cách mà Facebook kiếm tiền, và đưa ra lời hứa về “tầm nhìn rộng hơn” cho trách nhiệm với cộng đồng của mạng xã hội này. Cuộc điều trần được đánh giá là lộn xộn nhưng lại giúp cổ phiếu Facebook tăng giá.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 6
 Mark Zuckerberg tại phiên điều trần ở Capitol Hill. Ảnh: The Guardian.

30/4: Thêm một đồng sáng lập WhatsApp rời Facebook

Ngày 30/4, nhà đồng sáng lập WhatsApp và cũng là thành viên hội đồng quản trị Facebook, Jan Koum tuyên bố rời khỏi công ty. Koum giải thích rằng muốn đầu tư thời gian nhiều hơn cho các sở thích cá nhân.

Nhưng hầu hết quan sát viên tin rằng việc ra đi này đến từ xung đột giữa nhóm WhatsApp có tư duy bảo mật và một Facebook thèm muốn dữ liệu.

25/5: Quy định bảo mật có hiệu lực ở châu Âu

Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU có hiệu lực. Ngay lập tức, một loạt khiếu nại được đề trình chống lại Facebook và Google về thực tiễn dữ liệu của họ.

13/7: Loạt vụ giết người vì tin nhảm trên WhatsApp ở Ấn

Chính quyền Ấn Độ đấu tranh để đối phó với một loạt vụ giết người liên quan đến tin đồn và thông tin sai lệch lan truyền mạnh mẽ trên ứng dụng nhắn tin của Facebook, WhatsApp. 30 vụ giết người có liên quan đến tin đồn WhatsApp về kẻ bắt cóc trẻ em. 

18/7: Mâu thuẫn trong lập trường về Holocaust

Trong một cuộc phỏng vấn với Recode, Zuck thể hiện lập trường đầy bất ngờ khi bảo vệ quyền của người dùng Facebook với những tin bài liên quan đến việc chối bỏ Holocaust (nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến 2). Zuck không “nghĩ rằng họ cố tình hiểu sai”.

Sau một làn sóng phản đối kịch liệt, Mark Zuckerberg lại đưa ra ý kiến khác: “Cá nhân tôi thấy việc chối bỏ Holocaust rất xúc phạm, và tôi hoàn toàn không có ý định bảo vệ những người theo chủ nghĩa đó”.

25/7: Tăng trưởng chậm, giá cổ phiếu giảm

Ngày 25/7 chứng kiến giá cổ phiếu của Facebook giảm mạnh sau khi kết quả kinh doanh của công ty cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp.“Chúng tôi đang đầu tư rất nhiều vào bảo mật và nó tác động đáng kể đến lợi nhuận của chúng tôi. Điều đó bắt đầu được nhận thấy trong quý này”, ông chủ Facebook đưa ra bình luận.

27/7: Ứng xử với InfoWars

Facebook tuyên bố họ đang xóa bỏ các thông tin sai lệch và ngôn từ thù hằn nhưng lại bảo vệ Alex Jones cũng như InfoWars vì cho rằng loại họ ra khỏi mạng xã hội này sẽ “trái với các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận”. Alex Jones và trang InfoWars của mình bị chặn hàng loạt bởi Apple, Youtube. Tuy nhiên, sau khi Apple quyết định mạnh tay với InfoWars, Facebook liền làm theo.

22/8: Chiến dịch tác động bầu cử Mỹ khác

Facebook tiết lộ một nỗ lực khác nhằm tác động đến cuộc bầu cử ở Mỹ, lần này là của Nga và Iran.

25/9: Sáng lập Instagram rời Facebook

Ngày 25/9, hai nhà đồng sáng lập Instagram, Kevin Systrom và Mike Krieger, tuyên bố rời khỏi Facebook. Bộ đôi này chia sẻ họ muốn đi sâu hơn vào "sự tò mò và sáng tạo" của riêng mình.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 7
Mike Krieger (trái) và Kevin Systrom. Ảnh: Reuters.

Nhiều người nghi ngờ nguyên do chính vẫn đến từ mâu thuẫn với việc can thiệp của Mark Zuckerberg.

28/9: Cuộc tấn công lộ 50 triệu tài khoản người dùng

Ngày 28/9, Facebook thông báo rằng 50 triệu tài khoản đã bị xâm phạm bởi một cuộc tấn công mang lại cho tin tặc khả năng chiếm đoạt thông tin và thậm chí là cả tài khoản người dùng.

10/10: Brazil chiến đấu với "cơn sóng thần" tin giả trên WhatsApp

Cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Brazil bị hủy hoại bởi những tin tức giả mạo ngoài tầm kiểm soát và thông tin sai lệch lan truyền trên WhatsApp và Facebook.

14/11: Điều tra của The New York Times

Tờ báo này đưa ra một báo cáo tiết lộ rằng Facebook đã thuê một công ty chuyên về PR nhằm làm mất uy tín các nhà phê bình đã đưa chỉ trích dành cho công ty và tuyên bố họ chính là đặc vụ của tỷ phú George Soros.

Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg ban đầu phủ nhận sự tồn tại của chiến dịch. Tuy vậy, sau đó Sandberg đã thừa nhận có những liên quan sâu xa, dẫn đến sự phản ứng ngày càng gay gắt dành cho nữ giám đốc điều hành này.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 8
Sheryl Sandberg thừa nhận những liên quan đến một công ty PR. Ảnh: AFP.

24/11: Rắc rối với chính phủ Anh 

Ngày 24/11, Quốc hội Anh tuyên bố thu những tài liệu nhạy cảm và bí mật của Facebook.

Bộ tài liệu là một phần của cuộc chiến pháp lý giữa Facebook và một nhà phát triển kỹ thuật dưới quyền Damian Collins, chủ tịch ủy ban kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao của Hạ viện Anh.

27/11: Quốc hội 9 nước đoàn kết trong phiên điều trần Facebook

Mark Zuckerberg đã từ chối có mặt cho một phiên điều trần quốc tế. Chỗ của Zuck chỉ là một chiếc ghế trống, và đại diện đến từ 9 quốc gia đành phải chỉ trích Facebook và đặt câu hỏi cho một giám đốc điều hành khác.

5/12: Anh công bố tài liệu về Facebook

Đến ngày 5/12, nghị sĩ Anh, ông Damian Collins tung ra 250 trang tài liệu nội bộ nhạy cảm về Facebook. 

Các email nội bộ đã cho thấy Mark Zuckerberg nói riêng và Facebook nói chung đã cân nhắc việc bán dữ liệu cá nhân, chơi mạnh tay với các đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo sự thống trị tuyệt đối của Facebook đối với quyền riêng tư của người dùng.

14/12: Lỗ hổng quyền riêng tư khác

Lỗi hổng an ninh khác của Facebook được phát hiện và lần này nhằm vào các bức ảnh của khoảng 6,8 triệu người dùng. Điều đáng nói ở đây là những người dùng đã tải ảnh lên chưa bao giờ nhấn nút “đăng”. Người dùng Facebook giờ đã có cơ sở để lo ngại ngay cả với những bức hình họ đã chọn không chia sẻ lên trang mạng xã hội này.

18/12: Tình tiết mới trong cuộc điều tra của The New York Times

The New York Times phơi bày những tình tiết mới về các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu người dùng giữa Facebook và các tập đoàn công nghệ lớn khác. Phát hiện gây bức xúc nhất là công ty của Zuck đã cho phép Netflix và Spotify khả năng đọc, viết, thậm chí là xóa tin nhắn riêng tư của người dùng.

Buc tranh xau xi cua Facebook nam 2018 hinh anh 9
Giá cổ phiếu Facebook rớt thảm trong năm nay. Ảnh: Getty.

19/12: Washington DC kiện Facebook vì Cambridge Analytica

Cho đến gần đây, ngày 19/12, tổng chưởng lý của Washington DC đệ đơn kiện Facebook vì đã cho phép Cambridge Analytica lấy dữ liệu cá nhân của người dùng.

Vụ kiện khiến cổ phiếu Facebook rớt giá một lần nữa.

Và đó, rất có thể là sự kiện đóng màn cho năm 2018 đầy những mảng màu xám xịt của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này. 

Theo Zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ