Bỏng là tai nạn phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt, càng thiếu kỹ năng bao nhiêu, càng hay bị bỏng bấy nhiêu. Nếu không biết cách xử lý vết thương khi bị bỏng, thì hậu quả sẽ càng nặng nề.
Ngoài bỏng do cháy nổ, nhiều người thường xuyên bị bỏng khi làm bếp, bỏng bô xe máy và các thiết bị trong sinh hoạt và nơi làm việc.
Tai nạn này không báo trước và không trừ một ai, vì vậy, những kỹ năng sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu hậu quả khi chẳng may bị bỏng.
Cần đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của vết bỏng
Nếu vết bỏng chỉ có màu đỏ, không có mụn nước nổi rộp, nghĩa là bạn đã bị tổn thương da lớp biểu bì bên ngoại, gọi là bỏng độ 1, tương đối nhẹ.
Nếu xuất hiện như hiện tượng bỏng độ 2 nêu trên, mà còn có thể nhìn thấy thịt bên trong có màu loang lổ trắng - đỏ và rỉ nước dịch màu, là vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn độ 2.
Khi vết bỏng nặng hơn nữa, thịt bên trong có màu nâu đỏ hoặc xám, hoặc nhợt nhạt, không có nhiều chất lỏng chảy ra, có thể xem là nặng nhất, xếp vào cấp bỏng độ 3.
Khi bạn bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2 mức nhẹ, thì tùy khả năng của bản thân để tự xử lý nó tại nhà.
Nếu bỏng ở độ 2 nặng hơn thì phải vào viện xử lý ngay lập tức, cấp cứu càng sớm càng tốt.
Cũng có khi các bác sĩ đánh giá mức độ bỏng theo tỷ lệ tổn thương vùng da bằng đơn vị phần trăm trên cơ thể.
3 mức độ của vết bỏng. Ảnh minh họa
Các bước xử lý tình huống khi bị bỏng
Cho dù bạn bị bỏng vì lý do gì, phải thuộc nằm lòng công thức xử lý 3 bước: đó là (1) cởi, (2) rửa hoặc ngâm và (3) che đậy.
1. Vì sao phải cởi quần áo?
Khi bị bỏng, cần cởi ngay quần áo nếu nó đang làm che vết bỏng. Có người sợ nếu cởi quần áo sẽ chạm vào vết bỏng làm cho vết thương nặng hơn.
Thực tế, khi bị bỏng trên người thông qua lớp quần áo, nếu không cởi, nước nóng thấm vào quần áo sẽ làm cho vết bỏng ngấm lâu và nóng thêm.
Giả sử ban đầu vết bỏng tiếp xúc với da chỉ với mức bỏng độ 1, nếu không cởi quần áo ra, nước tiếp xúc lâu hơn sẽ làm vết bỏng nặng lên mức độ 2 hoặc hơn.
2. Vì sao phải rửa, ngâm vào nước lạnh ?
Đối với những vết bỏng có diện tích nhỏ, hoặc chưa nghiêm trọng, nên nhanh chóng ngâm hoặc chườm nước lạnh, điều này có thể làm nguội, giảm nhiệt gây hại cho da, đồng thời còn làm giảm đau hiệu quả.
Ví dụ bạn bị bỏng đỏ ửng da, nhưng chưa bị trầy bong mất lớp biểu bì, bạn nên xả nước vào vùng bỏng, hoặc ngâm vào trong nước để cho nguội bớt càng nhanh càng tốt.
Bạn cũng có thể vừa cởi quần áo, vừa ngâm nước lạnh hoặc cho tay chân xả dưới vòi nước, cũng có thể ngâm từ 30-90 phút (nhiệt độ nước là 15 ~ 20℃).
Tất nhiên bạn phải ngâm trong nước sạch, tránh dùng nước bẩn sẽ bị xâm nhập vào da hoặc vết thương hở gây nhiễm trùng .
3. Vì sao phải che vết thương trước khi đi viện
Khi vết thương nặng phải vào viện điều trị, bạn nên che vết thương trong quá trình di chuyển để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trên đường đi.
Khi vết bỏng bị rộp, cần xử lý khử trùng rồi nặn nước dịch ra. Nếu vết phồng rộp có nước nhỏ, có thể nó sẽ tự tiêu theo thời gian, bạn không phải vào viện can thiệp.
Nhưng khi vết phồng rộp to, có cảm giác đau rõ ràng, thì phải xử lý diệt khuẩn và chích cho nước chảy ra, băng bó và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nhiều người nghĩ liệu có nên dùng dao kéo hay bấm móng tay để loại bỏ những mẩu da thừa, phồng rộp hay không?
Bác sĩ cho rằng bạn không nên làm như vậy. Sau 5-7 ngày vết thương lành hơn thì bạn mới nghĩ đến giải pháp khắc phục da chết và làm đẹp cho vết thương.
Cách giảm nhẹ thiệt hại do bỏng
1. Tuyệt đối không được tự bôi dầu, các loại thuốc nước
Có nhiều người bị bỏng thì cuống lên, tìm thấy có gì xung quanh cũng lấy bôi vào như dầu ăn, kem đánh răng, nước hoa, nước muối…
Điều này thật sự cần phải nhắc nhở bạn là không nên tiếp tục xử lý theo cách này, nó không những không đỡ mà còn có thể khiến vết bỏng càng trầm trọng hơn.
Nhiều người còn tự ý xử lý bằng việc bôi thuốc đỏ hoặc thuốc tím, không những dễ bị nhiễm trùng thêm mà còn gây khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán đánh giá mức độ bỏng.
2. Xử lý khi bị bỏng theo hướng dẫn để hạn chế bị sẹo
Cho dù bỏng nhẹ hay nặng thì ít nhiều vẫn để lại dấu vết, hay còn gọi là sẹo. Mức độ của sẹo liên quan đến mức độ bỏng nông hay sâu.
Thông thường, khi vết bỏng sâu ở cấp độ 2, tức là đã ảnh hưởng sâu vào thịt, làm mất lớp biểu bì thì mới để lại sẹo.
Còn nếu vết bỏng ở cấp độ 1, chỉ trầy da hoặc ửng đỏ lớp biểu bì thì cơ hội phục hồi của da sẽ cao và gần như sẽ không để lại sẹo.
Muốn giảm bị sẹo, sau khi bị bỏng, quan trọng nhất là điều trị cấp cứu thích hợp và quan tâm đến cách bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của vết thương bỏng, trên thực tế, sẽ thay đổi theo thời gian, nên không thể đánh giá sẽ bị sẹo hay không ngay khi vừa bị bỏng.
Khi bị bỏng có khả năng để lại sẹo, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị một cách thích hợp, tránh lơ là sẽ phải hối tiếc vì những vết sẹo đã hình thành thì sẽ khó khăn để tẩy xóa.
3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bỏng là tình huống bất ngờ nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh. Hãy tìm hiểu và học các kỹ năng để không gây ra các tình huống có thể gây bỏng. Cẩn thận khi nấu nướng, tiếp xúc với nguồn lửa, những công việc có thể gây bỏng.
Hướng dẫn trẻ em kỹ năng phòng tránh bỏng, hạn chế đồ đạc hoặc nguồn gây bỏng khi trong nhà có trẻ nhỏ.