BRICS có thể cân bằng hệ thống tài chính quốc tế bất công

GD&TĐ - BRICS có thể là một cách để cải cách hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế không công bằng, theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah.

Quốc kỳ các thành viên BRICS.
Quốc kỳ các thành viên BRICS.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Saifuddin Abdullah cho rằng “chúng ta cần tìm giải pháp cho cấu trúc kinh tế và tài chính quốc tế không công bằng. Vì vậy, BRICS có thể sẽ là một trong những cách để cân bằng một số thứ”.

Theo Bloomberg, việc tham gia BRICS là một nỗ lực nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế do cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Động thái này cũng là cách bày tỏ sự thất vọng với trật tự thế giới hiện tại và các tổ chức tài chính do phương Tây kiểm soát như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Trả lời phỏng vấn cổng thông tin Guancha của Trung Quốc, ngày 13/6, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết Kuala Lumpur sẽ sớm bắt đầu thủ tục chính thức gia nhập BRICS.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Mohamad Hassan cũng tuyên bố Malaysia sẵn sàng tham gia hiệp hội. Ông lưu ý rằng điều này sẽ cho phép Malaysia giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề khác nhau trên trường toàn cầu và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Nhóm BRICS được thành lập năm 2006. Năm 2011, Nam Phi gia nhập các thành viên ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Sau đó Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi và Ethiopia đã trở thành thành viên chính thức của BRICS ngày 1/1/2024.

Theo Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov, khoảng 30 quốc gia đang mong muốn gia nhập BRICS.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Báo cáo tài chính Công ty nào chuyên chứng minh tài chính du lich uy tín nhất