Bống dưng bị mất điện vì quá tải?

Bống dưng bị mất điện vì quá tải?

(GD&TĐ) - Bị mất điện dài ngày khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân tại nhà A11  tập thể Thanh Xuân Bắc  gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại về kinh tế. Cho đến nay, mặc dù sự cố đã được khắc phục, song người dân không khỏi hoang mang, lo lắng liệu tình trạng nay có còn tái diễn…? Và điều quan trọng là khi xảy ra sự cố, trách nhiệm của bên bán điện là Điện lực Thanh Xuân ở đâu, trong khi người mua đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình?

c
Mất điện nhiều gia đình phải thắp nến để ăn cơm như thế này

Theo phản ánh của các hộ dân tại nhà A11  tập thể Thanh Xuân Bắc, từ ngày 10-9 trở lại đây, nhà A11 bị mất điện triền miên, đợt đầu mất liên tiếp 6 ngày, sau đó cứ cách một, vài ngày lại mất. Sự cố mất điện thường vào thời điểm từ 18g30 – 19g30. Mới đây nhất là 4 ngày liên tiếp: 7, 8, 9 và 10-10 đều bị mất điện vào thời điểm trên.

Việc mất điện liên tiếp vào giờ cao điểm khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân gặp rất nhiều khó khăn, sinh hoạt bị đảo lộn, trẻ em không học được bài, người già không có quạt, điều hòa nên phải nhao hết ra đường… hứng bụi. Các hộ dân phải thắp nến để ăn cơm. Việc mất điện kéo dài 1 tháng nay khiến những hộ kinh doanh ở tầng 1 bị thiệt hại nặng nề, mặc dù người dân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với điện lực.

Giải thích về nguyên nhân của sự cố trên, ông Nguyễn Văn Hoàng, Đội trưởng đội vận hành điện của Điện lực Thanh Xuân cho biết: “Khu nhà A11 Thanh Xuân Bắc sử dụng nguồn điện được cấp từ trạm biến áp Lương Thế Vinh II, máy biến áp này là loại 400KVA. Sự cố mất điện vừa qua ở khu tập thể này là do đường truyền tải dài, và đường điện được cấp từ trạm biến áp này đã bị đầy tải nên thời gian qua thường xuyên bị nhảy atomat”.

x
Những hôm thời tiết oi nóng, nhiều người đã phải ra đường hứng gió

Ông Hoàng cũng cho biết, Điện lực Thanh Xuân đã đo và phát hiện đầy tải, đơn vị này đã thiết kế và xin được UBND quận cho phép lắp thêm trạm biến áp tại khu tập thể Tuyên giáo. Sau khi được UBND quận đồng ý, Điện lực Thanh xuân đã có thiết kế trạm biến áp tại khu TT Tuyên giáo lại bị người dân phản ứng nên chưa thể lắp đặt thêm trạm biến áp để sẻ tải được.

x
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Đội trưởng đội vận hành điện của Điện lực Thanh Xuân, Hà Nội

Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân cho rằng, họ không có biến động về sử dụng thiết bị điện nên nguyên nhân quá tải rất có khó có thể xảy ra. Dẫn chứng cho việc này, nhiều người dân khẳng định: “Trong khoảng hơn 1 tháng qua thời tiết đã mát dần, không phải là thời gian cao điểm sử dụng điện trong năm nên nói là sử dụng điện quá tải càng không có cơ sở. Còn nếu vì atomat cũ nên hay bị nhảy thì sao họ không thay được cái atomat đi cho dân đỡ khổ? Hơn nữa, tình trạng mất điện xảy ra gần như trùng lặp về khoảng thời gian, nên đó là việc cắt điện bất thường chứ không thể thể có việc “nhảy Atomat được”.

Khi được mua điện, người dân phải ký vào hợp đồng sử dụng điện với điện lực. Trong hợp đồng thể hiện việc người dân phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với việc vi phạm sử dụng điện. Nhưng hợp đồng lại không hề thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của bên bán điện là đơn vị Điện lực quận nếu để xảy ra tình trạng người dân bị thiệt hại cho việc cấp điện của bên bán điện. Do vậy, hàng chục hộ dân kinh doanh tại tầng 1 của nhà A11, TT Thanh Xuân Bắc bị thiệt hại năng nề về kinh tế do việc mất điện xảy ra hàng tháng nay thì ai chịu trách nhiệm? Hay tất cả đổ đầu người dân, khi mà tiền thuê cửa hàng, các loại thuế, phế, tiền mua điện… vẫn phải trả mà không được kinh doanh do điện? Câu trả lời xin dành cho các cơ quan hữu quan quản lý về điện.

Nhân sự việc này, đề nghị Tổng Cty điện lực TP Hà Nội, Điện lực quận Thanh Xuân kiểm tra, làm rõ tình trạng “nhảy” atomat một cách tùy tiện tại khu nhà A11, TT Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân để người dân yên tâm và đảm bảo sinh hoạt và kinh doanh.

Nguyễn Khuê

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ