Bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 280 đại biểu đến từ Bộ GD&ĐT; 27 Sở GD&ĐT trên cả nước; các chuyên gia, thành viên Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông; các giảng viên, chuyên gia giáo dục tiểu học.

Thông tin tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm chương trình tổng thể; các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, THCS, THPT.

Sau đó, Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời ban hành Kế hoạch chi tiết các hoạt động bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019.

Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý lần này, Bộ GD&ĐT chủ trương ngoài việc bồi dưỡng trực tiếp, cần tăng cường các hình thức bồi dưỡng khác như bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng qua mạng.

Các trường thuộc ETEP, đặc biệt là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đóng vai trò quyết định chất lượng và sự thành công của việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với đó là vai trò của các chuyên gia, đặc biệt là sự hỗ trợ của các chuyên gia trong Ban phát triển chương trình; sự chủ động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên.

Về tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình, theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, hiện nay Trường ĐHSP Hà Nội đang nhận một nhiệm vụ quan trọng mà Bộ giao. Đó là chủ trì biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện các Chương trình môn học/hoạt động giáo dục phục vụ cho công tác tập huấn.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đánh giá cao và biểu dương sự chủ động, chỉ đạo kịp thời của BGH Nhà trường đối với NXB ĐH Sư phạm và các khoa, các tác giả để xuất bản các bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên rất cần thiết, kịp thời. Điều này thể hiện vai trò đầu ngành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

Hội thảo thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
 Hội thảo thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cho biết hiện cả nước có khoảng 400.000 giáo viên tiểu học, ông Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) – nhấn mạnh việc xác định tầm quan trọng, góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là đội ngũ các nhà giáo đứng lớp trực tiếp, các cán bộ quản lí từ cấp cơ sở trở lên.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là tiền đề cơ sở cho các cấp học tiếp theo. Đây là một cấp học có vị trí quan trọng, là nền móng giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Chính vì thế, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng mang tính định hướng phát triển năng lực cho các cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học trên toàn quốc để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ cần phải được tổ chức triển khai bài bản, hiệu quả.

 
Ông Thái Văn Tài -  Quyền Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học

Để thực hiện đúng, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trước tiên cần phải hiểu đúng về quan điểm, mục tiêu, nội dung của Chương trình.

“Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là tiền đề cơ sở cho các cấp học tiếp theo. Đây là một cấp học có vị trí quan trọng, là nền móng giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Chính vì thế, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng mang tính định hướng phát triển năng lực cho các cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học trên toàn quốc để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ cần phải được tổ chức triển khai bài bản, hiệu quả” – ông Thái Văn Tài cho hay.

Tại hội thảo, những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học hiện nay từ thực tiễn công tác quản lý, tổ chức dạy và học ở các địa phương được tập trung thảo luận.

Cùng với đó là những trao đổi về sự cần thiết phải tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, xuyên suốt trong cả thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học (chứ không phải chỉ tập huấn vào dịp hè); nhu cầu của giáo viên đặt ra đối với các chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng (phải đặt hàng cụ thể chuyên đề, chủ đề, mô đun…); nhu cầu cung cấp tài liệu chính thống đảm bảo mỗi giáo viên đều có để sử dụng lâu dài cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Trong buổi sáng, các đại biểu cũng tập trung làm rõ những yêu cầu của công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học để giúp cán bộ quản lý và giáo viên của các Sở GD&ĐT thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thảo luận, thống nhất về các giải pháp, cách thức thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học; thống nhất về các vấn đề bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; công tác bồi dưỡng thường xuyên tại địa phương vào các thời điểm phù hợp…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ