Bộ Y tế “rút chi viện” khỏi Đà Nẵng

GD&TĐ - Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và một số nhân sự rời TP sau khi tình hình dịch tại đây được kiểm soát. Thứ trưởng khẳng định: “Chúng tôi là người được Bộ Y tế, Ban chỉ đạo, Thủ tướng phân công vào Đà Nẵng. Chúng tôi hứa với Thủ tướng là khi nào dịch ổn định mới về”.

Ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng.

Doanh nghiệp, người dân đã hỗ trợ ngành y tế “vũ khí mạnh”

Thứ trưởng cho hay, ngày 23/7, được biết Bệnh viện C là nơi đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân 416. Phản ứng đầu tiên của lãnh đạo Bộ Y tế là phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng. Sau khi tiếp tục có trường hợp mắc Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Bộ đã báo cáo trực tiếp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Bộ Y tế đã đề xuất cách ly cả 3 bệnh viện.

“Đây là quyết định rất quan trọng. Nó góp phần giảm thiểu nguy cơ từ 3 bệnh viện này sang khu dân cư xung quanh. Sau đó chúng tôi được biết rất nhiều người bệnh từ các bệnh viện này trở về các địa phương, rồi các công dân của các tỉnh thành du lịch trở về từ Đà Nẵng. Tiếp tục đề xuất các tỉnh thành, nhất là Hà Nội, TPHCM có nhiều người du lịch Đà Nẵng về, tiếp tục giám sát số lượng”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.  

Thứ trưởng Sơn cho hay, 6 ê-kíp đã được Bộ Y tế điều động vào Đà Nẵng “chi viện”, khi vào đến đây các bác sĩ đã bắt tay vào việc ngay để có thể phong tỏa 3 bệnh viện. Tiếp đó là xây dựng “căn cứ địa” cho ngành y tế ở Trung tâm y tế huyện Hòa Vang và Bệnh viện Phổi.

“Thời gian đầu chúng tôi đánh giá rất cao Bệnh viện Trung ương Huế. Trong những đêm đầu tiên, các bệnh nhân có bệnh nền nặng thì các chuyến xe cấp cứu hối hả đưa đến cơ sở 2 bệnh viện Trung ương Huế. Đến bây giờ Bệnh viện Trung ương Huế vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân đó. Hiện 5 bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã được đưa trở lại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng”, Thứ trưởng Sơn nói. 

Thứ trưởng Sơn nhận định, năng lực y tế miền Trung thời gian qua đã tăng lên rất nhiều. Đã hỗ trợ cho Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi chỉ trong 3 ngày có được 1 đơn vị hồi sức đặc biệt. Nhờ đó, tiếp nhận tất cả bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến. Thành lập những ê-kíp hồi sức, có bác sĩ địa phương, bác sĩ hỗ trợ và đã hoạt động rất trơn tru. 

“Đến bây giờ hoạt động hồi sức và tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đã hoàn chỉnh và tiêu chuẩn hóa. Đó là năng lực lớn của hệ thống y tế Đà Nẵng nói riêng và ngành y tế của chúng ta nói chung. Đặc biệt là sự hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp với những chiếc máy chạy thận nhân tạo, máy thở. Hệ thống đó đã giúp cho ngành y tế có những vũ khí rất mạnh tăng khả năng điều trị”, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.

Lời hứa với Thủ tướng và trách nhiệm với người dân

Thứ trưởng Sơn chia sẻ, ngành y thì có nhiều chuyện xúc động. Đầu tiên là nhìn thấy hình ảnh các y, bác sĩ trong những bộ đồ bảo hộ rất nóng, mồ hôi đầm đìa. Rất nhiều nhân viên y tế đã kiệt sức sau khi thoát ra khỏi bộ đồ bảo hộ.

Những buổi họp xuyên đêm, xuyên trưa của Ban chỉ đạo, của Sở Y tế, các bệnh viện. Đơn cử như bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đang “chiến đấu” tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. 2 giờ sáng nhận được điện thoại liền lên đường đến các đơn vị phối hợp với các bác sĩ làm nhiệm vụ. 

“Bắt đầu từ trách nhiệm, chúng tôi là người được Bộ Y tế, Ban chỉ đạo, Thủ tướng phân công vào Đà Nẵng trong ngày 30/7. Việc chúng tôi hứa với Thủ tướng là khi nào dịch ổn định mới về hoàn toàn là vì trách nhiệm và trái tim đối với TP Đà Nẵng. Chúng tôi mong muốn giúp cho chính quyền, Ban chỉ đạo và nhân dân TP Đà Nẵng ổn định vượt qua dịch.

Còn nhiệm vụ của chúng tôi là chiến sĩ, có lệnh điều động khác chúng tôi sẵn sàng tuân thủ. Đến hôm nay, chúng tôi rất mừng những gì mình kỳ vọng đã đạt được những kết quả bước đầu. Chúng ta có thể khẳng định dịch Covid-19 tại Đà Nẵng đã bắt đầu được kiểm soát”, Thứ trưởng Sơn khẳng định.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Sơn cho rằng, dịch vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhưng với sự quyết liệt của chính quyền, của nhân dân thì chúng ta cũng sẽ chấm dứt được đợt dịch này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bìa phải) – kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Bệnh viện 199 Bộ Công an.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bìa phải) – kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Bệnh viện 199 Bộ Công an. 

“Chúng tôi rất đau buồn khi các bệnh nhân tử vong”

Thứ trưởng Sơn đánh giá, như bệnh nhân 91 trước đây rất nặng. Nhưng đó là một người bệnh khỏe, sau khi được hồi sức các cơ quan đã hồi phục trở lại. Đối với những người bệnh có bệnh lý nền mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhân suy thận mạn, có biến chứng từ tiểu đường, suy tim thì sự xâm nhập của Covid-19 như giọt nước tràn ly. Về mặt khoa học, thông qua hội chẩn tại các bệnh viện, bác sĩ đánh giá tiên lượng tử vong của bệnh nhân là tương đối chính xác. 

“Chúng tôi rất đau buồn khi các bệnh nhân tử vong. Khi công bố bệnh nhân tử vong, chúng tôi cảm thấy như xát muối trong lòng. Chúng ta hoàn toàn không muốn những điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi phải cố gắng làm sao để tiếp tục thực hiện các biện pháp một cách tốt nhất cứu chữa cho các bệnh nhân đó và còn nhiều bệnh nhân khác nữa”, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.