Tiết lộ 'điểm nghẽn' trong việc sản xuất tiêm kích Su-57

GD&TĐ - Nga đã công bố một vài dữ liệu về quá trình sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 Felon, nhưng cũng để lộ ra những điểm yếu.

Tiết lộ 'điểm nghẽn' trong việc sản xuất tiêm kích Su-57

Tại nhà máy hàng không ở thành phố Komsolsk-on-Amur (KnAAZ), nơi chuyên sản xuất tiêm kích Su-57 Felon, một cơ sở mới đã được đưa vào hoạt động, cho phép mở rộng quy mô lắp ráp loại máy bay này.

Ngoài những tuyên bố thực tế và thể hiện ý định của Moskva, thông điệp như vậy rất quan trọng vì nó lần đầu tiên bộc lộ “điểm nghẽn” trong chuỗi sản xuất Su-57, khiến cho đến nay mới chỉ có khoảng 10 tiêm kích loại này trong đội hình Không quân Nga.

Các nhà nghiên cứu nhận xét, như một phần của việc mở rộng năng lực sản xuất Su-57 của KnAAZ, cơ sở thử nghiệm hệ thống nhiên liệu máy bay đã được đưa vào vận hành và việc xây dựng giai đoạn đầu của nhà xưởng để đánh giá tổ hợp điện tử hàng không cũng đã được hoàn thiện.

Đồng thời họ tuyên bố rằng kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất Su-57, bao gồm việc xây dựng một nhà chứa máy bay mới để vận hành các hệ thống tích hợp cũng như tiến hành các bài thử nghiệm trên mặt đất.

Ngoài ra ý định tăng công suất sẵn có của nhà máy KnAAZ nhằm giúp việc sản xuất Su-57 "hiệu quả và công nghệ hơn" vì lợi ích của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cũng được nêu, nhưng không rõ các chỉ số định lượng.

e8166cf218693d1f.jpg
Tiêm kích Su-57 đang được lắp ráp tại nhà máy KnAAZ.

Trên đây là một vài chi tiết có giá trị xét về cách Moskva lên kế hoạch “giải quyết những nút thắt” trong quá trình sản xuất Su-57. Cho đến thời điểm này, các nguồn từ Nga chỉ viết một cách chung chung về vấn đề liên quan đến năng lực chế tạo dòng tiêm kích tàng hình nói trên.

Hiện tại chỉ giới truyền thông chỉ có thể tìm thấy dấu hiệu nói về việc tổ chức lại quá trình sản xuất loại máy bay này tại KnAAZ, đồng thời họ cố gắng đẩy nhanh quy trình công nghệ để hướng đến mục tiêu tăng sản lượng.

Thực tiễn đã chỉ ra rằng biện pháp như vậy không mang lại hiệu quả như mong đợi và không cho phép thực hiện kế hoạch sản xuất Su-57 với số lượng lên tới 76 chiếc vào năm 2027.

Vướng mắc nhiều nhất hiện nay vẫn là Su-57 chưa được hoàn thiện tính năng, khi động cơ AL-51F (Izdeliye 30) dự kiến phải tới cuối năm 2025 mới sẵn sàng phục vụ, bên cạnh đó thì radar N036 Byelka (AESA) cũng chưa chứng tỏ được độ tin cậy.

Với những gì diễn ra, nếu muốn dây chuyền lắp ráp Su-57 hoạt động hết công suất thì "điểm nghẽn" về công nghệ phải được giải quyết trước, nếu không nhà máy KnAAZ vẫn chỉ có thể lắp ráp máy bay một cách cầm chừng để chờ hoàn thiện tính năng.

Nga chào hàng phiên bản tiêm kích Su-57E dùng cho xuất khẩu.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ