Quy trình cho một hình phạt nặng nề
Đây là lần đầu tiên Nghị viện châu Âu đưa ra quy trình kỷ luật đối với một nước thành viên, được nêu trong Điều 7, cho thấy sự bất bình sâu sắc về các chính sách mà Thủ tướng nổi tiếng cứng rắn của Hungary Viktor Orban vẫn theo đuổi.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra 9 tháng sau khi Ủy ban châu Âu sử dụng quyền lực của mình để đưa ra quy trình kỷ luật tương tự đối với Ba Lan. Quy trình hiếm khi được sử dụng này được thiết kế để ngăn cản các nước thành viên phá vỡ “các giá trị cốt lõi” của EU.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Strasbourg, Pháp, được tiến hành sau một báo cáo từ thành viên Dutch Green của Nghị viện châu Âu Judith Sargentini, trong đó nêu những lo ngại về tình trạng xói mòn dân chủ trong những năm gần đây, bao gồm việc đàn áp người di cư, các phương tiện truyền thông và các cơ sở giáo dục. Sau cuộc bỏ phiếu, bà Sargentini đã cảm ơn các đồng nghiệp vì đã đứng về phía “bảo vệ dân chủ và luật pháp, đặt lên trên lợi ích chính trị đảng phái”.
Cuộc bỏ phiếu được thông qua với kết quả 448 – 197, 48 người vắng mặt, phù hợp với yêu cầu đa số 2/3. Tuy nhiên, trong một văn bản gửi tới hãng CNN, người phát ngôn chính phủ Hungary Zoltan Kovacs đã đưa ra những câu hỏi về kết quả bỏ phiếu: “Rõ ràng là có ít hơn 2/3 phiếu thuận. Các đại diện chính trị ủng hộ di dân đã mong muốn trừng phạt chúng tôi đến mức tuyệt vọng, chỉ vì lập trường của chúng tôi cho rằng họ thậm chí đã vi phạm luật pháp”. “Cả tiến trình này không chỉ là một cuộc ‘săn lùng phù thủy’ đáng xấu hổ mà còn là một sự lừa đảo”, ông Zoltan Kovacs bức xúc.
Chính sách cứng rắn của ông Orban
Kể từ khi đảng cánh hữu Fidesz theo chủ trương quyền lợi cho người dân thường của ông Orban lên nắm quyền năm 2010, cùng với chiến thắng huy hoàng lần thứ hai vào tháng 4 năm nay, đảng này đã thường xuyên bị EU răn đe vì những chính sách cứng rắn của mình, trong đó có luật “Hãy dừng Soros”, đặt tên theo tỷ phú nhân từ người Mỹ George Soros, và được công bố tháng 6 vừa qua, trong đó cấm các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người dân di cư.
Cho đến nay, Orban vẫn được che chắn trước các hành động trừng phạt của EU nhờ vào các thành viên thuộc đảng Cộng hòa Nhân dân châu Âu (EPP) tham gia Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, sau một bài phát biểu nóng nảy của ông Orban tại cuộc thảo luận ở
Strasbourg đầu tuần, trong đó ông Orban đã gọi báo cáo của Ủy ban châu Âu về các chính sách của Hungary là “tống tiền”, thì có lẽ sự kiên nhẫn của các thành viên EPP cũng đã cạn kiệt.
Sự phân hóa trong lòng châu Âu
Trong một động thái không được mong chờ, một nhà lãnh đạo theo quan điểm chống di cư khác là Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tuyên bố rằng 5 nhà lập pháp của đảng ông trong Nghị viện châu Âu cũng bỏ phiếu chống lại Hungary.
Trong một cuộc họp của đảng với các thành viên EPP vừa qua, đại diện Roberta Metsola của Malta nhận định: “Thủ tướng Orban đã rất kiên quyết”. “Phản ứng của ông nhiều người mà trước đây vẫn giữ im lặng trong các vấn đề của mình. Họ cần đứng lên để nói: Không, chúng ta sẽ không chịu đựng điều này nữa”, Metsola nói.
Quá trình thực hiện Điều 7 nói trên có lẽ sẽ bị kéo dài và sẽ không có quốc gia thành viên nào bị xử phạt đình chỉ quyền biểu quyết, bởi để đi đến quyết định này, cần phải có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên EU ngoài quốc gia bị cáo buộc. Trong khi đó, có lẽ cả Hungary lẫn Ba Lan đều sẽ không ủng hộ một biện pháp trừng phạt chống lại nước kia.